• Privacy & Policy
  • Liên hệ
Cải lương Việt
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Xã hội
  • Trích đoạn
  • Tân cổ
  • Liveshow
  • Tuồng cổ
  • Phật giáo
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Xã hội
  • Trích đoạn
  • Tân cổ
  • Liveshow
  • Tuồng cổ
  • Phật giáo
No Result
View All Result
Cải lương Việt
No Result
View All Result

Cải lương Hà Nội xưa

23/12/2020
in Chưa phân loại
Reading Time: 6 mins read
0 0
A A
0
0
SHARES
10
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

(CLV) – Trong nghệ thuật cải lương có câu “Nam cương, Bắc ứng”, có nghĩa là các nghệ sĩ cải lương miền Nam rất giỏi diễn cương, họ không cần kịch bản, còn nghệ sĩ cải lương miền Bắc thì rất giỏi ứng đối. Gọi là cải lương Bắc (hát theo giọng Bắc) nhưng thực ra là cải lương Hà Nội, vì Hà Nội là nơi đầu tiên ở miền Bắc du nhập bộ môn nghệ thuật này.

Rạp Chuông Vàng xưa.
Rạp Chuông Vàng xưa.

Đầu những năm 20 của thế kỷ XX, dù lớp người cao tuổi ở Hà Nội vẫn mê chèo nhưng một số thanh niên lại thích cải lương nên họ đã mua các đĩa hát do hãng thu âm của Pháp là Pathé và Béka sản xuất để nghe rồi hát theo. Từ thích đến yêu nên họ đã lập ra các nhóm cải lương nghiệp dư. Hai trong số các nhóm nghiệp dư có tiếng tăm thời bấy giờ là “Tài tử Đồng ấu” và “Tài tử phố Hàng Giấy”. Đến năm 1926, Hà Nội vẫn chưa có cải lương mang tính chuyên nghiệp.

Năm 1927, “Nghĩa Hiệp ban” – gánh cải lương đầu tiên ở Sài Gòn ra Hà Nội biểu diễn ở rạp Quảng Lạc (nay là số 8 phố Tạ Hiện), vốn là rạp chuyên diễn chèo. Trong 4 đêm diễn này, khán giả chen chúc mua vé. Chủ rạp Quảng Lạc nhìn thấy cơ hội thành lập gánh hát của riêng mình nên gây khó khăn cho “Nghĩa Hiệp ban” bằng cách tăng tiền thuê rạp, đồng thời bí mật dụ dỗ một số đào kép chính. Biết mưu mô của chủ rạp Quảng Lạc, bầu gánh Nguyễn Văn Đẫu bất bình liền thuê rạp Thăng Long trên phố Hàng Bạc (sau đổi tên là rạp Chuông Vàng, nay là Nhà hát Cải lương Hà Nội) diễn liền 7 tối.

Thấy diễn cải lương đông khách nên chủ rạp chiều chuộng ông bầu Nguyễn Văn Đẫu, đổi tên rạp Thăng Long thành Cải lương hí viện rồi sau đó là Tố Như. Cay cú nhưng chủ rạp Quảng Lạc vẫn không từ bỏ tham vọng, tiếp tục lôi kéo đào kép và ông ta đã thành công khi Quảng Lạc là rạp đứng chân thường xuyên của các gánh hát từ Nam ra.

Năm 1932, gánh cải lương Phước Cương ra Hà Nội thuê rạp Philharmonique (nay là Nhà hát Múa rối Thăng Long, phố Đinh Tiên Hoàng) để diễn. Dân chúng Hà Nội đổ xô mua vé xem cô Năm Phỉ “mặc váy nhảy valse” đóng vai Bàng Quý Phi. Vì diễn ở Hà Nội khán giả luôn kín rạp nên nhiều gánh cải lương ở Sài Gòn năm nào cũng ra lưu diễn. Cũng trong thời gian này, nhiều thanh niên Hà Nội có giọng hát hay đã khăn gói vào Sài Gòn theo các gánh hát để học.

Một trong những người đầu tiên trở thành diễn viên chuyên nghiệp là Sỹ Tiến. Ông là diễn viên người Bắc duy nhất của gánh “Tân Hí ban” ở Sài Gòn. Biết rạp chuyên diễn chèo Sán Nhiên Đài (nay là 50 phố Đào Duy Từ) của ông bầu Trương Văn Tố cũng có ý thành lập gánh cải lương nên ông Đẫu đã nhường lại một số đào kép và “Nghĩa Hiệp ban” tan rã. Để tiết kiệm chi phí và có ngay diễn viên tham gia các vở, chủ rạp đã nhờ chính các diễn viên, nhạc công của “Tân Hí ban” truyền nghề cho người có thanh có sắc ở Hà Nội mong muốn theo nghiệp cải lương. Và rồi cả Sán Nhiên Đài và Quảng Lạc đều có diễn viên Nam diễn chung với diễn viên Bắc mà hát không hề chênh giọng. Đó là những bước đi đầu tiên của cải lương Hà Nội.

Nghệ sĩ Sỹ Tiến và đồng nghiệp trước giờ biểu diễn tại rạp cải lương Chuông Vàng.
Nghệ sĩ Sỹ Tiến và đồng nghiệp trước giờ biểu diễn tại rạp cải lương Chuông Vàng.

Hầu hết các vở cải lương đều khai thác các đề tài có nội dung éo le, bi thảm, khốn khổ của đàn bà nên thu hút rất đông các bà, các cô đi xem. Có loại khán giả rất đắm đuối với cải lương, đó là các cô làm nghề hát cô đầu. Cải lương sinh ra cứ như dành riêng cho họ, vì thế, chỗ nào có nhiều nhà hát cô đầu, nhà săm thì thế nào cũng có rạp cải lương.

Đối diện với ngõ Vạn Thái, ngõ nổi tiếng về hát cô đầu ở phố Bạch Mai có rạp Lý Vịt, thực ra là rạp Lạc Thành (sau chuyển thành rạp chiếu bóng Bạch Mai), nhưng vì ông chủ họ Thành này là Lý trưởng lại có lò ấp vịt giống nên người ta gọi như vậy. Năm 1938 xuất hiện rạp cải lương nằm ở phố Đại La gần ngã tư Trung Hiền (nay là ngã tư Mơ) vì khu vực này có vài chục nhà hát với hơn 200 cô đầu. Còn gần Cầu Mới (Ngã Tư Sở), năm 1941 xuất hiện rạp Thiên Xuân Đài, chuyên diễn cải lương. Vì khán giả bỏ chèo chuyển sang cải lương nên năm 1943, Hà Nội đã có 16 gánh hát cải lương lớn nhỏ.

Tháng 12-1946, hưởng ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, dân phố tản cư về các vùng quê. Một số gánh hát về diễn ở nông thôn cầm cự chờ ngày trở lại nên các rạp phải đóng cửa. Đầu năm 1948, dân lác đác trở về, Hà Nội dần đông đúc và các rạp lại sáng đèn. Lúc này các vở chủ yếu lấy tích cổ của Trung Hoa và Việt Nam. Năm 1951, nhiều vở cải lương mô phỏng theo phim Mỹ nên người ta gọi là La Mã diễm huyền. Hai đoàn Kim Phụng và Kim Chung khá đông khách.

Năm 1954, nhiều diễn viên và chủ gánh hát di cư vào Nam. Nghệ sĩ Mộng Dần ở đoàn Kim Chung không di cư đã vận động một số diễn viên tiếp tục hát nên được gọi là Kim Chung mới. Năm 1957, Kim Chung mới đổi thành Chuông Vàng còn Kim Phụng vẫn giữ nguyên tên và cả hai trở thành các đoàn cải lương do Sở Văn hóa Hà Nội quản lý.

Đánh giá bài viết
ShareTweetShare
Previous Post

Vở “Nàng Xê Đa” nóng trên sàn tập

Next Post

NSƯT Tô Kim Hồng chuẩn bị triển lãm ảnh của NSƯT Nam Hùng sau 49 ngày ông mất

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Ảnh 2.
Tin tức

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III

08/04/2022
0
17

(CLV) - Tối 7-4, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, phối hợp UBND thành phố Cần Thơ đã...

Read more
Mai Vàng nhân ái thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến

08/04/2022
12
NSƯT Vũ Linh: Tôi mãi là người đưa đò - Ảnh 1.

NSƯT Vũ Linh: “Tôi mãi là người đưa đò”

16/02/2022
57
Cần đưa Đờn ca tài tử - Cải lương vào lộ trình du lịch của các địa phương (ảnh minh họa)

Đẩy mạnh triển khai Chiến lược Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026: Đờn ca tài tử – Cải lương “dấn thân” vào văn hóa nước bạn

11/02/2022
59
Một vở cải lương do các học viên khóa "Đào tạo khán giả cải lương" dàn dựng.

Níu người trẻ trở lại với cải lương

10/02/2022
384
Next Post

NSƯT Tô Kim Hồng chuẩn bị triển lãm ảnh của NSƯT Nam Hùng sau 49 ngày ông mất

Cô đào Mỹ Hạnh: Xưa kiếm cả cây vàng mỗi đêm, nay sống đời đói khổ

"Bà tổ" làng cải lương truân chuyên 4 đời chồng, đau xót thay 3 con đều qua đời vì bệnh

Plugin Install : Widget Tab Post needs JNews - View Counter to be installed
  • Trending
  • Comments
  • Latest
Cải lương hồ quảng Châu Du Đại Soái

Châu Du Đại Soái

14/09/2021
Một vở cải lương do các học viên khóa "Đào tạo khán giả cải lương" dàn dựng.

Níu người trẻ trở lại với cải lương

10/02/2022
Nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh nguyện dành phần đời còn lại cho Phật Pháp

Nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh nguyện dành phần đời còn lại cho Phật Pháp

21/07/2021
Lưu giữ nghệ thuật truyền thống qua artbook song ngữ ảnh 1

Lưu giữ nghệ thuật truyền thống qua artbook song ngữ

05/10/2021
Cố NSƯT Phương Quang.

Cố nghệ sĩ Phương Quang – ‘ông vua’ hiền hậu của làng sân khấu

0
NS Bạch Mai, Bo Bo Hoàng, Thanh Thế, Thanh Hoàng trong vở "Chung Vô Diệm"

Sau mổ tim, Thanh Thế tái xuất vai Đào Tam Xuân

0
Luật ngầm ở showbiz Việt: Những ràng buộc phức tạp - Ảnh 2.

Luật ngầm ở showbiz Việt: Những ràng buộc phức tạp

0
NSƯT Vũ Linh kể về thời đỉnh cao đi hát. ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH

NSƯT Vũ Linh: Tôi từng hát cho 12.000 người, ngồi đếm cát sê từ trưa đến chiều

0
Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Ảnh 2.

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III

08/04/2022
Mai Vàng nhân ái thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến

08/04/2022
NSƯT Vũ Linh: Tôi mãi là người đưa đò - Ảnh 1.

NSƯT Vũ Linh: “Tôi mãi là người đưa đò”

16/02/2022
Cần đưa Đờn ca tài tử - Cải lương vào lộ trình du lịch của các địa phương (ảnh minh họa)

Đẩy mạnh triển khai Chiến lược Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026: Đờn ca tài tử – Cải lương “dấn thân” vào văn hóa nước bạn

11/02/2022

Recent News

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Ảnh 2.

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III

08/04/2022
17
Mai Vàng nhân ái thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến

08/04/2022
12
NSƯT Vũ Linh: Tôi mãi là người đưa đò - Ảnh 1.

NSƯT Vũ Linh: “Tôi mãi là người đưa đò”

16/02/2022
57
Cần đưa Đờn ca tài tử - Cải lương vào lộ trình du lịch của các địa phương (ảnh minh họa)

Đẩy mạnh triển khai Chiến lược Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026: Đờn ca tài tử – Cải lương “dấn thân” vào văn hóa nước bạn

11/02/2022
59

Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long, nhạc xưa cổ

Follow Us

Chuyên mục

  • Cải lương hồ quảng
  • Cải lương phật giáo
  • Cải lương tuồng cổ
  • Cải lương xã hội
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Liveshow cải lương
  • Tân cổ giao duyên
  • Tin tức
  • Trích đoạn cải lương

Recent News

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Ảnh 2.

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III

08/04/2022
Mai Vàng nhân ái thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến

08/04/2022
  • Privacy & Policy
  • Liên hệ

© 2021 Cải lương Việt - Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Xã hội
  • Trích đoạn
  • Tân cổ
  • Liveshow
  • Tuồng cổ
  • Phật giáo

© 2021 Cải lương Việt - Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

Add New Playlist