• Privacy & Policy
  • Liên hệ
Cải lương Việt
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Xã hội
  • Trích đoạn
  • Tân cổ
  • Liveshow
  • Tuồng cổ
  • Phật giáo
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Xã hội
  • Trích đoạn
  • Tân cổ
  • Liveshow
  • Tuồng cổ
  • Phật giáo
No Result
View All Result
Cải lương Việt
No Result
View All Result
Home Chuyện nghệ sĩ

Linh Tâm: Suốt đời này không thể thiếu Cẩm Thu

08/06/2021
in Chuyện nghệ sĩ
Reading Time: 9 mins read
1 0
A A
0
NS Linh Tâm và NS Cẩm Thu

NS Linh Tâm và NS Cẩm Thu

0
SHARES
51
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

(CLV) – Gặp nghệ sĩ Linh Tâm vào những ngày cuối tháng Tư ở TP.HCM, anh hào hứng “khoe” con gái út – Thu Tâm vừa tốt nghiệp đại học Huflit. Anh nói: “Tôi hồi hộp, nôn nao còn hơn con từ khi chuẩn bị về nước. Có mặt trong buổi lễ trao bằng tốt nghiệp của con và được mời lên bục phát biểu, vừa thương, vừa tự hào về con, tôi xúc động muốn rơi nước mắt“. Nhưng, ánh mắt lấp lánh hạnh phúc chợt thoáng buồn, giọng anh bỗng chùng lại: “Tiếc là Cẩm Thu quá bận rộn, không thể thu xếp về Việt Nam dịp này“.

Đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, Linh Tâm – Cẩm Thu là một trong những cặp đôi đào kép vợ chồng hiếm hoi tạo được sức hút đặc biệt đối với khán giả. Từ đoàn cải lương Sông Hàn chuyển sang đoàn cải lương Sông Bé 2, Linh Tâm – Cẩm Thu liên tục tạo nên cơn sốt ở những địa điểm đoàn đến lưu diễn.

Để coi được suất diễn buổi tối có Linh Tâm – Cẩm Thu, khán giả phải xếp hàng mua vé từ sáng. Cảnh chen lấn, xô đẩy để giành bằng được vé thường xuyên xảy ra. Tiếng vang của cặp đào kép Linh Tâm – Cẩm Thu khiến đoàn cải lương Trần Hữu Trang 1 phải “điều” họ cho bằng được về Sài Gòn để làm đào kép chính cho đoàn.

NS Linh Tâm và NS Cẩm Thu
NS Linh Tâm và NS Cẩm Thu

Sinh ra ở huyện Tân Châu, An Giang, lên bảy tuổi, cậu bé Võ Văn Tâm được người cậu ruột là nhạc công đàn kìm tập cho làm quen với đờn ca tài tử. Vẻ nam tính cùng giọng ca khỏe khoắn nhưng không kém phần mùi mẫn của cậu bé Tâm đã gây chú ý cho nữ nghệ sĩ (NS) Ánh Loan – cựu diễn viên đoàn Kim Chưởng. Bà nhận Văn Tâm làm con nuôi, đặt nghệ danh là Phương Tâm và hết lòng truyền dạy nghề hát cho anh. Tình yêu với nghề diễn bắt đầu từ đó, đến một ngày đam mê nghề hát đủ lớn anh đã dám cãi lời ba mẹ, kiên quyết không theo học ngành luật mà rẽ sang làm diễn viên của Đoàn Văn công An Giang.

Không học qua trường lớp, chỉ ca diễn bằng bản năng nhưng Linh Tâm là một trong những trường hợp hiếm hoi không phải trải qua thời gian làm quân sĩ, hậu đài mà được “tuyển thẳng” lên đóng kép, ngay cả khi anh rời Đoàn Văn công An Giang về đầu quân cho đoàn Tiếng ca sông Cửu. Nhưng phải đến khi được mời về đoàn Sông Hàn, đóng cặp với NS Cẩm Thu, tên tuổi của NS Linh Tâm mới thực sự tỏa sáng.

Cùng với cô đào Cẩm Thu, chàng kép mùi Linh Tâm đã khiến hàng triệu trái tim khán giả thổn thức với các vai diễn: Phạm Cự Lượng (vở Thái hậu Dương Vân Nga), Ferdinand (Âm mưu và tình yêu), Buridan (Tháp đoạn hồn), Hồng Tuấn (Bài ca tìm mẹ), Pari (Mùa tôm), Kim Trọng (Vương Thúy Kiều), Từ Hải (Má hồng phận bạc)… Người không biết anh và Cẩm Thu là vợ chồng thì ao ước, phải chi ngoài đời họ cũng là một cặp đẹp đôi như trên sân khấu (SK). Người biết cặp đào kép ăn ý đó đã là người một nhà lại càng ngưỡng mộ đôi trai tài gái sắc của SK cải lương.

Có lẽ tên tuổi Linh Tâm chỉ dừng lại ở vị trí kép mùi của một cặp đào kép ăn ý, nếu không có một ngày, đạo diễn NSƯT Đoàn Bá quyết định giao cho anh vai biện lý Hạnh trong vở Ân oán giang hồ. Khác hẳn những vai kép mùi sở trường mà Linh Tâm đã thể hiện trong hơn 10 năm làm nghề, nhân vật biện lý Hạnh là một kẻ cơ hội, lợi dụng quyền hành của mình để đổi trắng thay đen hồ sơ vụ án, khiến người vô tội phải trở thành tù nhân khổ sai.

Vai diễn không nhiều “đất” nhưng gây áp lực không nhỏ đối với anh khi đó: áp lực phải thay đổi mình, áp lực của một người chuyên đóng kép chánh giờ phải chấp nhận làm “dàn bao”, áp lực lỡ không thành công với tính cách nhân vật khác biệt… Nhưng, NS Linh Tâm lại quyết tâm với suy nghĩ: “Biết đâu đây lại là một cơ hội để tự khám phá khả năng của mình?”.

Với con gái Thu Tâm trong lễ tốt nghiệp đại học của con
Với con gái Thu Tâm trong lễ tốt nghiệp đại học của con

Đã làm là phải hết mình, cố gắng để ít nhất cũng được công nhận đã tròn vai. Vai biện lý Hạnh lại thành công ngoài mong đợi và dẫn anh vào một ngã rẽ bất ngờ trong nghề nghiệp. Sau đó, Linh Tâm gần như không còn là tên tuổi được các đạo diễn nhớ khi chọn vai kép mùi mà dồn những vai diễn… đáng ghét nhất, xấu xa nhất cho anh. Khởi nghiệp với kép mùi, nhưng đến nay ấn tượng của khán giả về NS Linh Tâm lại toàn những vai phản diện.

Đó là tên đòi nợ mướn Cang (Giũ áo bụi đời), là Mạnh – kẻ lừa thầy, phản bạn, dụ dỗ luôn cả vợ của người bạn thân nhất (Đèn khuya); Hai Cang – tên giang hồ vặt đội lốt đại ca, khép nép trước mặt những đại ca thực thụ nhưng mượn danh để trấn áp, hà hiếp dân lành, vợ con (Tướng cướp Bạch Hải Đường); tên đại úy gian ác khét tiếng (Người không cô đơn)…

NS Linh Tâm “xấu xa, độc ác” trên SK, video cải lương đến nỗi có lần ngồi uống cà phê cùng đồng nghiệp, anh định mua vé số giúp một bà cụ, nhưng nhìn thấy mặt anh, bà giật phắt tập vé số, mắng xối xả: “Tui không cần bán cho cái loại người lừa thầy phản bạn, suốt ngày đi cướp vợ của người ta như cậu!”.

Linh Tâm có thể biến hóa với nhiều dạng vai kép độc khác nhau từ sở khanh, giang hồ, đến lạnh lùng, tàn ác… Mỗi vai anh chọn cho mình một lối diễn khác biệt bằng sự sinh động của đôi mắt, khuôn mặt và sự chắt lọc trong hành động diễn, cách thoại, nhả chữ, nhấn âm khi ca.

Ngược với lối diễn thường thấy ở một số diễn viên là hay la lối, quát tháo khi vào vai phản diện, sự tàn ác trong các vai diễn của NS Linh Tâm đôi khi chỉ là ánh mắt dữ dằn, bàn tay nắm chặt như muốn bóp nát bờ vai của bạn diễn, hay câu thoại rít qua kẽ răng… Bởi theo anh: “Người xấu không phải ở ngoại hình, trang phục mà xấu từ trong tâm. Cái ác sẽ làm người ta ghê sợ hơn khi nó được che giấu bằng sự hiền lành, thánh thiện”.

Khi chuyển sang đóng kép độc, cơ hội đứng chung SK của Linh Tâm với Cẩm Thu không nhiều như trước, nhưng họ vẫn là một cặp đôi đào kép luôn được khán giả ngưỡng mộ. Vậy nên thông tin Linh Tâm – Cẩm Thu đường ai nấy đi sau gần 30 năm chung sống mặn nồng không chỉ làm khán giả sốc mà còn khiến không ít người làm nghề nuối tiếc.

NS Linh Tâm trầm giọng khi nhắc lại biến cố lớn này của cuộc đời: “Phải chia tay với Cẩm Thu là một trong những điều làm tôi nuối tiếc nhất. Có lẽ tôi khó có thể tìm được người phụ nữ nào hết lòng hết dạ, sẵn sàng chấp nhận làm tất cả, miễn sao chồng mình cảm thấy vui như Cẩm Thu. Không thể đổ hết cho duyên số, nhưng tôi không có cách nào khác để tự an ủi mình rằng có lẽ vợ chồng đã hết duyên. Khi còn duyên thì mỗi người sẽ tìm cách níu giữ bằng mọi giá. Nhưng khi đã hết duyên sẽ dễ dàng buông xuôi, không cần níu kéo dù mâu thuẫn không phải là vấn đề gì lớn lao”.

Mỗi người giờ đã có một gia đình riêng, nhưng giữa Linh Tâm và Cẩm Thu vẫn còn mối ràng buộc là các con. Cả hai đều đã định cư ở Mỹ và khá bận rộn với những show diễn và cuộc sống riêng. Nhưng trong những ngày quan trọng của các con như cưới hỏi, thôi nôi cháu… cả hai luôn cùng bàn bạc để thống nhất việc về chung vui. Không chỉ có những việc liên quan đến con, gần như trước khi quyết định làm việc gì, Linh Tâm cũng tham khảo ý kiến của Cẩm Thu.

“Chúng tôi giờ là những người bạn tri kỷ. Vì duyên nợ chúng tôi không thể cùng nhau đi tiếp trên một con đường, nhưng gần 30 năm chung sống, cả hai đã quá hiểu nhau. Cẩm Thu là người không thể thiếu trong cuộc đời tôi, mãi mãi cho đến hết cuộc đời này. Cuộc sống luôn có những lối rẽ bất ngờ mà không ai đoán trước” – giọng anh man mác buồn.

Tình yêu dành cho cải lương trong lòng NS Linh Tâm dường như “bất biến” với thời gian. Ở Mỹ, cơ hội đi hát không nhiều, nhưng mỗi lần được hát, được hóa thân, anh lại đau đáu với vai diễn của mình và khát khao luôn tạo được sự mới lạ mỗi khi bước ra sân khấu.

Cùng với việc đi show, anh mở phòng thu tại nhà để ổn định cuộc sống. Với lợi thế có nhiều kinh nghiệm, phòng thu của anh là điểm hẹn của rất nhiều nghệ sĩ cải lương ở Mỹ. Vào phòng thu, được chia sẻ kinh nghiệm về cách luyến láy, giữ nhịp, cách lấy hơi, giữ giọng… với các nghệ sĩ trẻ, anh nói đó cũng là cách để mình luôn được gắn bó với nghề hát và góp phần “tiếp lửa” đam mê cho những người trẻ yêu cải lương ở hải ngoại.

Theo Thảo Vân – Phụ nữ TP.HCM

5/5 - (4 bình chọn)
Continue Reading
Tags: Cẩm ThuLinh Tâmnghệ sĩNghệ sĩ cải lươngnghệ sĩ linh tâm
ShareTweetShare
Previous Post

Mộng Lành – Đào chánh vang bóng đoàn Minh Tơ qua đời

Next Post

Những vở diễn để đời – Kỳ 1: Tiếng trống Mê Linh

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Một vở cải lương do các học viên khóa "Đào tạo khán giả cải lương" dàn dựng.
Tin tức

Níu người trẻ trở lại với cải lương

10/02/2022
0
378

(CLV) - "Cải lương đang hấp hối". "Cải lương lạc hậu, thụt lùi trong nhịp sống hôm nay". "Cải lương...

Read more
Mẹ mất, nghệ sĩ Linh Tâm không thể về nước thọ tang - Ảnh 1.

Mẹ mất, nghệ sĩ Linh Tâm không thể về nước thọ tang

12/10/2021
25
Ngân Quỳnh: Bỏ cải lương để giữ sinh mệnh cho con, "bị ép" phải đổi nghệ danh

Ngân Quỳnh: Bỏ cải lương để giữ sinh mệnh cho con, “bị ép” phải đổi nghệ danh

10/10/2021
23
Chuyện hôn nhân trái ngược của chị em nghệ sĩ cải lương Thanh Hằng - Ngân Quỳnh - 1

Chuyện hôn nhân trái ngược của chị em nghệ sĩ cải lương Thanh Hằng – Ngân Quỳnh

06/10/2021
28
Gia tộc cải lương lừng lẫy của NSƯT Bảo Quốc - 3

Nhan sắc ‘tứ đại mỹ nhân’ Sài Gòn xưa: Cố NSƯT Thanh Nga mãi là ‘Nữ hoàng sân khấu’ trong lòng công chúng

04/10/2021
20
Next Post
NSƯT Thanh Nga và NSƯT Thanh Sang trong vở Tiếng trống Mê Linh - Ảnh: T.L

Những vở diễn để đời - Kỳ 1: Tiếng trống Mê Linh

Biết làm mới, cải lương sân bãi hồi sinh

NSƯT Quế Trân

NSƯT Quế Trân Kỷ niệm khó quên với “Khúc ly hương”

Plugin Install : Widget Tab Post needs JNews - View Counter to be installed
  • Trending
  • Comments
  • Latest
Cải lương hồ quảng Châu Du Đại Soái

Châu Du Đại Soái

14/09/2021
Một vở cải lương do các học viên khóa "Đào tạo khán giả cải lương" dàn dựng.

Níu người trẻ trở lại với cải lương

10/02/2022
Nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh nguyện dành phần đời còn lại cho Phật Pháp

Nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh nguyện dành phần đời còn lại cho Phật Pháp

21/07/2021
Lưu giữ nghệ thuật truyền thống qua artbook song ngữ ảnh 1

Lưu giữ nghệ thuật truyền thống qua artbook song ngữ

05/10/2021
Cố NSƯT Phương Quang.

Cố nghệ sĩ Phương Quang – ‘ông vua’ hiền hậu của làng sân khấu

0
NS Bạch Mai, Bo Bo Hoàng, Thanh Thế, Thanh Hoàng trong vở "Chung Vô Diệm"

Sau mổ tim, Thanh Thế tái xuất vai Đào Tam Xuân

0
Luật ngầm ở showbiz Việt: Những ràng buộc phức tạp - Ảnh 2.

Luật ngầm ở showbiz Việt: Những ràng buộc phức tạp

0
NSƯT Vũ Linh kể về thời đỉnh cao đi hát. ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH

NSƯT Vũ Linh: Tôi từng hát cho 12.000 người, ngồi đếm cát sê từ trưa đến chiều

0
Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Ảnh 2.

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III

08/04/2022
Mai Vàng nhân ái thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến

08/04/2022
NSƯT Vũ Linh: Tôi mãi là người đưa đò - Ảnh 1.

NSƯT Vũ Linh: “Tôi mãi là người đưa đò”

16/02/2022
Cần đưa Đờn ca tài tử - Cải lương vào lộ trình du lịch của các địa phương (ảnh minh họa)

Đẩy mạnh triển khai Chiến lược Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026: Đờn ca tài tử – Cải lương “dấn thân” vào văn hóa nước bạn

11/02/2022

Recent News

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Ảnh 2.

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III

08/04/2022
17
Mai Vàng nhân ái thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến

08/04/2022
12
NSƯT Vũ Linh: Tôi mãi là người đưa đò - Ảnh 1.

NSƯT Vũ Linh: “Tôi mãi là người đưa đò”

16/02/2022
57
Cần đưa Đờn ca tài tử - Cải lương vào lộ trình du lịch của các địa phương (ảnh minh họa)

Đẩy mạnh triển khai Chiến lược Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026: Đờn ca tài tử – Cải lương “dấn thân” vào văn hóa nước bạn

11/02/2022
58

Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long, nhạc xưa cổ

Follow Us

Chuyên mục

  • Cải lương hồ quảng
  • Cải lương phật giáo
  • Cải lương tuồng cổ
  • Cải lương xã hội
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Liveshow cải lương
  • Tân cổ giao duyên
  • Tin tức
  • Trích đoạn cải lương

Recent News

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Ảnh 2.

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III

08/04/2022
Mai Vàng nhân ái thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến

08/04/2022
  • Privacy & Policy
  • Liên hệ

© 2021 Cải lương Việt - Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Xã hội
  • Trích đoạn
  • Tân cổ
  • Liveshow
  • Tuồng cổ
  • Phật giáo

© 2021 Cải lương Việt - Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

Add New Playlist