Nghệ sĩ cải lương Tây Nam bộ – Hết lòng giữ sáng “Ánh đèn sân khấu”

Nghệ sĩ cải lương Tây Nam bộ – Hết lòng giữ sáng “Ánh đèn sân khấu”

Chưa phân loại
28/12/2020
531 Lượt xem

(CLV) – Giữa muôn vàn khó khăn, trăn trở, giữa cuộc sống thời 4.0 có thể làm môn nghệ thuật truyền thống bị mai một, thì nghệ sĩ cải lương Tây Nam bộ vẫn ngày ngày cống hiến sức mình, đem nhiệt huyết “đẩy” tiếng ca gần với công chúng, để cải lương mãi sống trong lòng giới mộ điệu.

Qua rồi thời vàng son, sân khấu cải lương miền Nam nói chung, ĐBSCL nói riêng hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn trong bảo tồn và phát huy di sản dân tộc. Lối ra nào cho cải lương là vấn đề mà nhiều nghệ sĩ tâm huyết đau đáu tìm lời giải.

Nghệ sĩ trẻ Trần Vạn, sinh hoạt tại Hội nghệ sĩ sân khấu Cần Thơ luôn hết mình vì đam mê với bộ môn nghệ thuật sân khấu cải lương.

Nghệ sĩ trẻ Trần Vạn, sinh hoạt tại Hội nghệ sĩ sân khấu Cần Thơ luôn hết mình vì đam mê với bộ môn nghệ thuật sân khấu cải lương.

Nhiều nghệ sĩ tâm huyết với nghề

Nghệ sĩ Nguyễn Văn Vững (nghệ danh Hoàng Vững), hiện công tác tại Nhà hát Cao Văn Lầu, tỉnh Bạc Liêu chia sẻ: “Là một nghệ sĩ gắn bó với nghề cũng khá lâu. Nghệ sĩ thì luôn luôn phấn đấu trong lĩnh vực hoạt động nghệ thuật thì tất cả các cuộc thi nào mình cũng phải tham gia. Mình có thể diễn được hài, những vai kép mùi hoặc là vai võ, tất cả các vai mình đều làm được, đó là điều mà người nghệ sĩ cần phải có”.

Nghệ sĩ Trần Bá Vạn (nghệ danh Trần Vạn), hiện sinh hoạt tại Hội nghệ sĩ sân khấu Cần Thơ cho biết: “Môn cải lương là của ông bà mình để lại cho nên em rất yêu quý bộ môn sân khấu cải lương. Em đã học tập từng ngày, từng giờ, từng phút luôn với tất cả các anh chị đi trước, mỗi người cho em một cái nghề, thầy cho em một cái nghề, để góp vô cho em giỏi hơn trong nghề nghiệp hiện tại”.

Tâm tình của nghệ sĩ Nguyễn Văn Vững (Nghệ danh Hoàng Vững), hiện công tác tại Nhà hát Cao Văn Lầu, tỉnh Bạc Liêu và nghệ sĩ trẻ Trần Bá Vạn (Nghệ danh Trần Vạn), hiện sinh hoạt tại Hội nghệ sĩ sân khấu Cần Thơ đã cho thấy niềm say mê cải lương chưa bao giờ phai nhạt trong lòng những người trót theo nghiệp cầm ca tại vùng đất Tây Nam bộ.

Nghệ sĩ Kim Phụng (tên thật Trần Kim Phính), Phó trưởng Đoàn cải lương nhân dân Kiên Giang, với phần dự thi hạng mục vai kép lão, đào mụ tại Cuộc thi “Tài năng diễn viên sân khấu Cải lương Trần Hữu Trang - 2020”.

Nghệ sĩ Kim Phụng (tên thật Trần Kim Phính), Phó trưởng Đoàn cải lương nhân dân Kiên Giang, với phần dự thi hạng mục vai kép lão, đào mụ tại Cuộc thi “Tài năng diễn viên sân khấu Cải lương Trần Hữu Trang – 2020”.

Đã có một thời sân khấu cải lương là thánh đường nghệ thuật, món ăn tinh thần không thể thiếu của người Nam bộ nói chung, ĐBSCL nói riêng. Nhưng hiện nay, cải lương đang gặp rất nhiều khó khăn trong giữ chân nghệ sĩ, giữ chân khán giả với ước mong sân khấu mãi sáng đèn.

Trở về với Huy chương Vàng (hạng mục vai kép lão, đào mụ) tại cuộc thi “Tài năng diễn viên sân khấu Cải lương Trần Hữu Trang – 2020”, nghệ sĩ Kim Phụng (tên thật là Trần Kim Phính), Phó trưởng Đoàn cải lương nhân dân Kiên Giang chia sẻ: 16 năm hoạt động tại Đoàn, bản thân cô cảm nhận rõ sự biến chuyển của sân khấu cải lương qua từng năm. Có thể nói như kiếp tằm thì mãi nhả tơ, những nghệ sĩ cải lương ở ĐBSCL dù đang đối đầu với nhiều khó khăn nhưng vẫn dốc lòng gìn giữ và quảng bá sân khấu cổ truyền phương Nam. Bởi từng nghệ sĩ đã xem cải lương là người bạn tâm giao, là mạch máu nuôi sống niềm đam mê của mình.

Nghệ sĩ Kim Phụng (thứ 2 từ phải sang) nhận Huy chương Vàng với phần dự thi xuất sắc tại Cuộc thi “Tài năng diễn viên sân khấu Cải lương Trần Hữu Trang - 2020”.

Nghệ sĩ Kim Phụng (thứ 2 từ phải sang) nhận Huy chương Vàng với phần dự thi xuất sắc tại Cuộc thi “Tài năng diễn viên sân khấu Cải lương Trần Hữu Trang – 2020”.

“Mình là nghệ sĩ thì mình phải có nhiều vai diễn, mình phải đóng được đào thương, đảo lẳng, đào mụ, thì mình phải thể hiện hết nhiều màu sắc. Đặc biệt, nghệ sĩ muốn phát triển nghề nghiệp phải học hỏi trên từng vai diễn của mình. Chị sẽ tiếp tục đi theo con đường nghệ thuật đã chọn. Chị muốn tiếp nối, giữ gìn, muốn các em ở địa phương mình và mình chiêu mộ những nghệ sĩ để cùng về tiếp nối, gìn giữ loại hình nghệ thuật cải lương”, nghệ sĩ Kim Phụng nói.

Như nghệ sĩ Kim Phụng tâm sự, hiện các tỉnh ĐBSCL đang dốc lòng tìm hướng đi mới, để đưa bộ môn nghệ thuật cải lương gần hơn với khán giả, nhất là khán giả trẻ. Điều này thể hiện rõ khi Đoàn Văn công Đồng Tháp, Đoàn Nghệ thuật cải lương Bến Tre mở các lớp dạy ca cổ, cải lương; Đại học Tây Đô, Đại học Cần Thơ thực hiện chương trình về đờn ca tài tử, cải lương, lồng ghép vào các buổi giao lưu văn hóa…

Nghệ sĩ trẻ Trương Hồng Yến, hiện sinh hoạt tại Hội nghệ sĩ sân khấu Cần Thơ luôn chỉnh trang trang phục trong từng vai diễn, từ bé đến lớn

Nghệ sĩ trẻ Trương Hồng Yến, hiện sinh hoạt tại Hội nghệ sĩ sân khấu Cần Thơ luôn chỉnh trang trang phục trong từng vai diễn, từ bé đến lớn

Nỗ lực vực dậy sân khấu truyền thống

Đặc biệt, những năm gần đây, sân khấu cải lương đã được tìm lại và tôn vinh trên truyền hình, nổi bật là các chương trình truyền hình thực tế: “Chuông vàng vọng cổ”, “Đường đến danh ca vọng cổ”, “Tài tử tranh tài” và cuộc thi “Tài năng diễn viên sân khấu Cải lương Trần Hữu Trang”. Những cuộc thi này tạo điều kiện để những nghệ sĩ cải lương tiếp tục nuôi dưỡng niềm đam mê, từ nghệ sĩ gạo cội cho đến nghệ sĩ trẻ hăng say tập luyện, cống hiến cho khán giả những màn diễn xuất thần. Đây cũng chính là “đòn bẩy” mà Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vực dậy sân khấu truyền thống.

Nghệ sĩ nhà hát Tây Đô, Cần Thơ, chuẩn bị kỹ càng sau cánh gà để phục vụ đêm diễn một cách tốt nhất.

Nghệ sĩ nhà hát Tây Đô, Cần Thơ, chuẩn bị kỹ càng sau cánh gà để phục vụ đêm diễn một cách tốt nhất.

NSND – Đạo diễn Giang Mạnh Hà, Phó chủ tịch Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam chia sẻ: “Các giải thưởng Huy chương Vàng, Huy chương Bạc của cả 3 vùng miền tham gia vòng Chung kết đoạt giải thì các em đều được xem xét để phong tặng danh hiệu NSƯT, NSND. Chính vì thế nó tạo được sức hút và nó có sức lan tỏa để anh chị em văn nghệ sĩ, diễn viên có điều kiện, có cơ hội, có niềm đam mê yêu thích nghệ thuật sân khấu cải lương và còn sức khỏe, kể cả đến tuổi 60, 70 vẫn tham gia cuộc thi này, đó là sự lý thú và đổi mới”.

Nhiều người quan ngại về sự mai một của cải lương ĐBSCL do thiếu lực lượng nghệ sĩ kế thừa. Nhìn vào con số các cuộc thi cải lương, vọng cổ, những nghệ sĩ trẻ hoạt động ở các đoàn và nguồn từ các trường văn hóa- nghệ thuật, có vẻ khả quan nhưng thực chất không có mấy người thành công. Nhưng có một điều chắc chắn và dễ thấy là dù số bạn trẻ thành công ít nhưng đã theo nghề thì tất cả lại đem hết tâm hồn vào từng vai diễn.

Điển hình như nghệ sĩ trẻ Trương Hồng Yến (tên thật Trương Thị Hồng Yến), hiện sinh hoạt tại Hội nghệ sĩ sân khấu Cần Thơ, năm nay 30 tuổi, nhưng đã có gần 20 năm theo nghề, từ nghệ nhân đờn ca tài tử đến nghệ sĩ cải lương. Nghệ sĩ Hồng Yến bộc bạch: “Bản thân là một người nghệ sĩ, thì luôn luôn lúc nào mình cũng mong là sân khấu sáng đèn để mình tỏa sáng, cho dù cái vai đó rất là nhỏ, có thể chỉ là vai nô tỳ bưng trái cây, bưng trà ra rồi vô, vẫn phải trang điểm thật là đẹp, ra thật lộng lẫy để làm tròn vai diễn của mình, phục vụ khán giả. Tôi có tâm niệm là quyết tâm không để cải lương mai một mà mình phải thổi những luồng gió mới vào để các bạn trẻ chú ý”.

Nghệ sĩ cải lương Tây Nam bộ - Hết lòng giữ sáng “Ánh đèn sân khấu”

Bên cạnh việc tìm hướng đi mới từ bản thân mỗi nghệ sĩ, thực tế một số đoàn cải lương ở khu vực ĐBSCL còn trụ vững hiện nay còn phải nói tới sự quan tâm của địa phương. Nhiều đoàn văn công, Đoàn nghệ thuật đã gây dựng đêm diễn với các vở tuổng, trích đoạn xưa nhằm khơi gợi lại thời hoàng kim của sân khấu cải lương.

Theo ông Hồng Quốc Khánh, Giám đốc Nhà hát Tây Đô: các trích đoạn xưa được các nghệ sĩ thế hệ hôm nay biểu diễn một cách trân quý, trong sự say sưa của khán giả. Để tổ chức được hoạt động của đoàn, thậm chí các nghệ sĩ đã “nhường cơm xẻ áo” để sân khấu cải lương được sáng đèn. Cùng với sự nỗ lực của nghệ sỹ, của đoàn, còn rất cần môi trường rèn giũa.

“Có kế hoạch tổ chức những buổi biểu diễn giao lưu với đoàn tỉnh bạn, giúp nghệ sĩ, diễn viên được giao lưu, học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn. Rồi vận động mỗi diễn viên chủ động tìm tòi, tụ chọn cho mình các tác phẩm phù hợp với khả năng, sở trường để tập dợt biểu diễn phục vụ quận, huyện, chương trình “Dạ cổ Cầm Thi” và các chương trình khác. Chúng ta phải tăng cường đầu tư, có kế hoạch đầu tư, chuẩn bị lực lượng để tham gia đầy đủ các Hội thi, Hội diễn cấp khu vực, cấp toàn quốc, các giải diễn chuyên ngành. Đây là một môi trường thực tế rất quý giá, qua cuộc thi nghệ sĩ cố gắng khẳng định mình, nhìn ra được điểm yếu, điểm mạnh của mình để tiếp tục hoàn thiện bản thân”, ông Hồng Quốc Khánh cho biết.

Nghệ sĩ cải lương Tây Nam bộ luôn mong ánh đèn sân khấu mãi sáng qua thời gian.

Nghệ sĩ cải lương Tây Nam bộ luôn mong ánh đèn sân khấu mãi sáng qua thời gian.

Sân khấu cải lương đang trong giai đoạn thăng trầm, nhưng chưa hề bị quên lãng. Từ nhiệt tâm của giới nghệ sĩ đến sự vào cuộc của chính quyền Trung ương, địa phương, tin tưởng rằng, công nghệ giải trí thời đại 4.0 đang lớn mạnh cũng không khiến các loại hình nghệ thuật truyền thống “yếu thế”. Tuy vậy, để cải lương Nam Bộ có đất sống và là món ăn tinh thần hấp dẫn với khán giả hiện đại, vẫn cần sự năng động, thay đổi từ sân khấu, vở diễn đến cách tiếp cận phù hợp, từ đó mới thu hút nhiều người chung tay bảo tồn môn nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc./.

Hồng Phương/VOV-ĐBSCL


Đánh giá bài viết

Bình luận

Một bình luận cho “Kim Tử Long làm live show “Thánh đường sân khấu””

  1. Avatar of LÁ RƠI LÁ RƠI viết:

    Oh ! Có Trác Thúy Miêu nữa sao ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *