• Privacy & Policy
  • Liên hệ
Cải lương Việt
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Xã hội
  • Trích đoạn
  • Tân cổ
  • Liveshow
  • Tuồng cổ
  • Phật giáo
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Xã hội
  • Trích đoạn
  • Tân cổ
  • Liveshow
  • Tuồng cổ
  • Phật giáo
No Result
View All Result
Cải lương Việt
No Result
View All Result
Home Chuyện nghệ sĩ

Nghệ sĩ Hồng Nga: Truân chuyên 18 năm tìm con thất lạc

07/06/2021
in Chuyện nghệ sĩ
Reading Time: 9 mins read
0 0
A A
0
Nghệ sĩ Hồng Nga

Nghệ sĩ Hồng Nga

0
SHARES
13
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

(CLV) – Nghệ sĩ Hồng Nga hứng trải nhiều nỗi đoạn trường của cuộc đời đến nỗi nhiều lần muốn chết cho xong kiếp người.

Một đời bị “ghét cay ghét đắng” trên sân khấu

Nữ nghệ sĩ Hồng Nga là một diễn viên đa tài, diễn được nhiều loại vai tuồng: đào mùi, đào lẵng, đào độc, vai mụ hiền hoặc mụ ác. Trong những năm gần đây khi ở VIệt Nam có phong trào tấu hài thì nữ nghệ sĩ Hồng Nga cũng được đánh giá là một nữ diễn viên hài xuất sắc.

Cha mẹ của Hồng Nga là dân phu cạo mủ cao su. Cha của Hồng Nga quê ở Thái Bình, Mẹ là người Hà Bắc, Hồng Nga được sanh ra ở miền Nam. Năm bà lên ba tuổi thì cha qua đời, mẹ cô sống ở quận tư, về sau tái giá nhưng gia đình cũng nghèo túng. Hồng Nga 12 tuổi phải đi gánh nước mướn để giúp mẹ có tiền nuôi các em.

Trong khi đi gánh nước mướn, Hồng nga ca ngêu ngao bài “Cô Bán đèn Hoa Giấy”, học theo giọng ca của nữ nghệ sĩ Thanh Hương qua đài phát thanh Saigon phát trong các chương trình cổ nhạc. Một ông thợ hớt tóc biết đờn cổ nhạc, khen giọng ca của Hồng Nga nên dạy cho bà ca đúng nhịp nhàng. Sau đó, nhạc sĩ Tám Đen ở Cầu Dừa quận 4 xin Hồng Nga về làm con nuôi, ông dạy cho Hồng Nga ca đủ ba Nam, Sáu Bắc, Vọng cổ và các bài bản lớn. Ông hướng dẫn Hồng Nga đi ca cổ nhạc nơi quán Lệ Liễu trong khu giải trí trường Thị Nghè.

Hồng Nga có thể diễn nhiều dạng vai, từ bi đến hài, từ chính diện đến phản diện
Hồng Nga có thể diễn nhiều dạng vai, từ bi đến hài, từ chính diện đến phản diện

Sau đó Hồng Nga được ông cha nuôi hướng dẫn cho đi hát trên Ban cải lương của Văn Vĩ. Gánh hát cải lương đầu tiên của Hồng Nga đi hát là gánh Hằng Xuân – An Phước của bà Bầu Sáu Đặng, lúc nầy Hồng Nga còn mang nghệ danh là Kim Nga. Mãi đến khi Kim Nga ký hợp đồng hát cho đoàn Thống Nhất của ông Bầu kiêm danh ca Út Trà Ôn, bà Hồng Hoa, vợ hai của ông Út Trà Ôn đổi nghệ danh Kim Nga thành Hồng Nga.

Hồng Nga đã diễn thành công qua các vai lẵng, mùi trong các tuồng: “Lưới Trời”, “Mắt Em là Bể Oan Cừu”, “Tần Thủy Hoàng”, “Phút Sau Cùng của Điền Long”, “Gã Câm”, “Người Đẹp”… Thời đó, Hồng Nga chỉ đứng sau đào chánh Ngọc Bích. Bởi khi ấy, Ngọc Bích 18 tuổi, đẹp sắc sảo, giọng ca hay và ngọt, lại là đệ tử ruột của ông bầu Út Trà Ôn nên luôn luôn Ngọc Bích thủ vai chánh với Út Trà Ôn. Hồng Nga đóng vai kẻ thứ ba, lẵng mùi và độc, Hồng Nga diễn các vai nữ quyến rũ tranh đoạt tình rất hay, khi dịu ngọt tình tứ thì cũng thật là mùi, khi độc ác, thủ đoạn thì diễn cũng rất là sắc sảo.

Vì tài nghệ dễ nhập vào vai đào tính cách, có thể thể hiện nhiều tâm trạng khác nhau của kẻ thứ ba tranh tình nên khi Hồng Nga gia nhập những đoàn hát khác như Dạ Lý Hương, Hồng Nga không có đóng vai đào chánh, đào mùi dù cho giọng ca vọng cổ của Hồng Nga thật là mùi, thật điêu luyện.

Năm 1964, Hồng Nga ký hợp đồng về hát cho đoàn Dạ Lý Hương của Bầu Xuân, bà nổi danh vai cô giáo Lan trong vở Tuyệt Tình Ca của hai soạn giả Hoa Phượng – Ngọc Điệp. Với một giọng ca sâu lắng mượt mà, Hồng Nga trong vai cô Giáo Lan đã làm cho hàng ngàn khán giả rơi lụy, cảm thông cho tình yêu dang dở và số phận khổ đau của nhân vật.

Nghệ sĩ Hồng Nga và nghệ sĩ Hoài Linh
Nghệ sĩ Hồng Nga và nghệ sĩ Hoài Linh

Nữ nghệ sĩ Hồng Nga là diễn viên đa năng, đa diện. Bà diễn vai nào cũng hay, khi diễn những vai ác thì khán giả bị kịch tình lôi cuốn, rất căm ghét nhân vật ác đó. Khi Hồng Nga diễn các bà mẹ quê mùa, nghèo khổ hoạn nạn hay vai bà hoàng hậu nhân từ, Hồng Nga làm cho khán giả rơi lụy thương cảm cho số phận của nhân vật.

Đoạn trường nỗi đau người mẹ tìm con suốt 18 năm

Các nữ nghệ sĩ khi đã trở thành ngôi sao sân khấu thì thường có một cuộc sống sang giàu, có được người yêu lý tưởng hay chí ít ra thì cũng được nhiều người trồng cây si, đeo đuổi nâng niu chiều chuộng. Hồng Nga thì số phận hẩm hiu, khi mới vào nghề hát cho tới suốt chặng đường dài vươn tới đỉnh cao danh vọng, Hồng Nga thường bị đau khổ vì chồng, cuộc sống vật chất luôn luôn là mối lo lao tâm nhọc trí.

Hồng Nga tự mình nuôi nấng năm đứa con trong những năm sân khấu cải lương mất khán giả, không còn đất diễn. Hồng Nga ngoài các lúc có show diễn, bà phải đi mua bán, tảo tần mới nuôi nổi bầy con không cha.

Sau năm 1975, ngoài các vai diễn đào mụ ác như trong tuồng Duyên Kiếp, Hồng Nga thành công lớn trong vai Cố Mẫu tuồng Thái Hậu Dương Vân Nga. Năm 1976, Hồng Nga bước thêm bước nữa với soạn giả Mộc Linh, người tù cải tạo từ trại tù Hàm Tân trở về. Lần nầy cuộc sống chồng vợ đã mang lại cho Hồng Nga một hạnh phúc thật sự nhưng rồi Mộc Linh sớm từ giả cõi đời, khiến cho Hồng Nga lại thêm một lần gãy gánh.

Nghệ sĩ Hồng Nga
Nghệ sĩ Hồng Nga

Đối với nghệ sĩ Hồng Nga, chẳng có nỗi đau nào có thể khiến bà gục ngã. Những thăng trầm, sóng gió đã khiến bà đủ mạnh mẽ, bình thản để bước qua, để tiếp tục sống hết mình cho sự nghiệp của một người nghệ sĩ. Đã có những lúc, cả đời sống tình cảm lẫn kinh tế đều rơi vào bế tắc, nghệ sĩ Hồng Nga cũng có lúc nghĩ quẩn, muốn tìm đến cái chết, nhưng sự mạnh mẽ, kiên cường đã giúp bà đứng dậy để làm lại tất cả. Do đó, bà luôn muốn dành phần đời còn lại để giúp đỡ những phần đời bất hạnh, để họ có thể vượt qua những nỗi đau mà không phải đơn độc như bản thân mình.

Bản thân là một người vui tính, sôi nổi nhưng những vai bà “sắm” lại là những vai phụ nữ có số phận đắng cay hoặc người mẹ khổ đau, luôn lấy được nước mắt của khán giả. Hồng Nga từng vào vai bà mẹ trong nhiều vở diễn: Tình nghệ sĩ, Những thước phim đời, Đoạn trường, Mẹ yêu, Đón con về… Nhưng hàng trăm vai diễn trên sân khấu chưa khỏa lấp được nỗi đau của bà khi lạc con.

Đi diễn năm 15 tuổi, rồi thành người mẹ, một mình nuôi 5 con với nghề diễn viên “nay đây mai đó”. Vì quá vất vả, Hồng Nga gửi hai con gái đầu, bé 5 tuổi và bé 3 tuổi cho một người bạn trông nom. Khoảng năm 1980, người bạn qua Thụy Sĩ mang theo con bà nhưng lại để lạc mất cả hai ở xứ lạ. Hồng Nga bùi ngùi kể: “Nghe tin, tôi rụng rời tay chân, tìm mọi cách liên lạc nhưng chẳng biết làm thế nào, phải hỏi ai để dò ra tông tích. Khóc hết nước mắt, nhưng tôi vẫn phải diễn để nuôi ba đứa con còn lại, sau khi cuộc hôn nhân đổ vỡ“.

Rồi năm tháng qua đi, trong một buổi lưu diễn tại Thụy Sĩ, bà khóc trên sân khấu, kể lại chuyện bất hạnh của mình, nhờ khán giả hỗ trợ thông tin tìm con. Hôm sau, một Việt kiều đã giúp bà đến Hội từ thiện của Thụy Sĩ và tìm ra tung tích hai trẻ bị lạc. Thế nhưng, khi xác định được “núm ruột” của mình thì Hồng Nga lại không thể trò chuyện, vì con bà không biết tiếng Việt.

Hồng Nga chua xót: “Mẹ muốn ôm con mà con lắc đầu nguầy nguậy. Tôi định nhào tới ôm cháu song chựng lại, sợ chưa được sự đồng ý của chúng mà làm ẩu thì cảnh sát đến“. Hồng Nga quay về nước với niềm an ủi: Hai người con của mình đều trưởng thành khỏe mạnh, thành đạt nơi đất khách, tuy chưa nhận mẹ. Hồng Nga còn nhiều lần sang Thụy Sĩ lưu diễn và lần nào cũng tìm gặp hai con. Đến một mùa đông, khi đang đi như bơi trong tuyết trắng để đến nhà hát thì bà thấy thấp thoáng Laura Nhung, con gái đầu, với một cành hồng trên tay: “Nó biết tôi diễn ở đấy nên đứng chờ để tặng hoa“.

Cuối cùng, một trong 2 con gái đã gọi bà là “mamy”. Người còn lại, dù không phản đối nhưng vẫn chưa gần gũi với mẹ. Và đây là điều làm bà không nguôi day dứt. Hồng Nga đùa, đời bà bị xoay vòng giữa các con số: số 5 là núm ruột của mình trong đời, số 2 là số đứa con thất lạc, số 1 là phần đời dài sống thui thủi một mình trong ngôi nhà vắng bóng đàn ông…

Mang lại tiếng cười, mang lại cái đẹp nghệ thuật cho khán giả, nhưng ai hiểu chăng, khi ánh đèn sân khấu tắt lịm, bức màn nhung hạ xuống thì người nghệ sĩ tài danh một mình ôm nỗi tủi thân đau thương của một phận đàn bà đơn độc bất hạnh. Bởi thế, những năm tháng cuối đời, dù không quá dư giả, bà vẫn chăm chỉ làm từ thiện. Với bà, giúp được ai cứ giúp, người ta bớt khổ, mình cũng thấy an nhiên hơn.

5/5 - (2 bình chọn)
Tags: cải lươngHồng Nganghệ sĩNghệ sĩ cải lươngnghệ sĩ Hồng Nga
ShareTweetShare
Previous Post

Gia đình "sầu nữ" Út Bạch Lan từ chối xin truy tặng danh hiệu NSND

Next Post

Nghệ sĩ Trinh Trinh: ‘Tôi từng sợ Kim Tử Long đùa giỡn tình cảm’

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cần đưa Đờn ca tài tử - Cải lương vào lộ trình du lịch của các địa phương (ảnh minh họa)
Tin tức

Đẩy mạnh triển khai Chiến lược Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026: Đờn ca tài tử – Cải lương “dấn thân” vào văn hóa nước bạn

11/02/2022
0
59

(CLV) - Ngoại giao văn hóa ngày càng trở nên quan trọng trong chính sách ngoại giao của các nước...

Read more
Một vở cải lương do các học viên khóa "Đào tạo khán giả cải lương" dàn dựng.

Níu người trẻ trở lại với cải lương

10/02/2022
383
Mai Vàng nhân ái thăm gia đình 5 nghệ sĩ qua đời trong đợt dịch Covid-19 - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm gia đình 5 nghệ sĩ qua đời trong đợt dịch Covid-19

14/10/2021
38
Nam ca sỹ trẻ Isaac trong "Song lang" (2018), bộ phim tái hiện thời kỳ vàng son của nghệ thuật cải lương Việt Nam. (Ảnh: CGV)

Kêu gọi người trẻ kể chuyện và lan tỏa giá trị của cải lương

13/10/2021
49
Dời Liên hoan sân khấu cải lương toàn quốc vào tháng 11-2022 - Ảnh 1.

Dời Liên hoan sân khấu cải lương toàn quốc vào tháng 11-2022

14/10/2021
37
Next Post

Nghệ sĩ Trinh Trinh: 'Tôi từng sợ Kim Tử Long đùa giỡn tình cảm'

sân khấu cải lương giải nỗi oan công chúa huyền trân

Sân khấu cải lương giải nỗi oan Công chúa Huyền Trân

Ba nghệ sĩ sân khấu đang cần sự giúp đỡ

Plugin Install : Widget Tab Post needs JNews - View Counter to be installed
  • Trending
  • Comments
  • Latest
Cải lương hồ quảng Châu Du Đại Soái

Châu Du Đại Soái

14/09/2021
Một vở cải lương do các học viên khóa "Đào tạo khán giả cải lương" dàn dựng.

Níu người trẻ trở lại với cải lương

10/02/2022
Nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh nguyện dành phần đời còn lại cho Phật Pháp

Nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh nguyện dành phần đời còn lại cho Phật Pháp

21/07/2021
Lưu giữ nghệ thuật truyền thống qua artbook song ngữ ảnh 1

Lưu giữ nghệ thuật truyền thống qua artbook song ngữ

05/10/2021
Cố NSƯT Phương Quang.

Cố nghệ sĩ Phương Quang – ‘ông vua’ hiền hậu của làng sân khấu

0
NS Bạch Mai, Bo Bo Hoàng, Thanh Thế, Thanh Hoàng trong vở "Chung Vô Diệm"

Sau mổ tim, Thanh Thế tái xuất vai Đào Tam Xuân

0
Luật ngầm ở showbiz Việt: Những ràng buộc phức tạp - Ảnh 2.

Luật ngầm ở showbiz Việt: Những ràng buộc phức tạp

0
NSƯT Vũ Linh kể về thời đỉnh cao đi hát. ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH

NSƯT Vũ Linh: Tôi từng hát cho 12.000 người, ngồi đếm cát sê từ trưa đến chiều

0
Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Ảnh 2.

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III

08/04/2022
Mai Vàng nhân ái thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến

08/04/2022
NSƯT Vũ Linh: Tôi mãi là người đưa đò - Ảnh 1.

NSƯT Vũ Linh: “Tôi mãi là người đưa đò”

16/02/2022
Cần đưa Đờn ca tài tử - Cải lương vào lộ trình du lịch của các địa phương (ảnh minh họa)

Đẩy mạnh triển khai Chiến lược Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026: Đờn ca tài tử – Cải lương “dấn thân” vào văn hóa nước bạn

11/02/2022

Recent News

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Ảnh 2.

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III

08/04/2022
17
Mai Vàng nhân ái thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến

08/04/2022
12
NSƯT Vũ Linh: Tôi mãi là người đưa đò - Ảnh 1.

NSƯT Vũ Linh: “Tôi mãi là người đưa đò”

16/02/2022
57
Cần đưa Đờn ca tài tử - Cải lương vào lộ trình du lịch của các địa phương (ảnh minh họa)

Đẩy mạnh triển khai Chiến lược Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026: Đờn ca tài tử – Cải lương “dấn thân” vào văn hóa nước bạn

11/02/2022
59

Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long, nhạc xưa cổ

Follow Us

Chuyên mục

  • Cải lương hồ quảng
  • Cải lương phật giáo
  • Cải lương tuồng cổ
  • Cải lương xã hội
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Liveshow cải lương
  • Tân cổ giao duyên
  • Tin tức
  • Trích đoạn cải lương

Recent News

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Ảnh 2.

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III

08/04/2022
Mai Vàng nhân ái thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến

08/04/2022
  • Privacy & Policy
  • Liên hệ

© 2021 Cải lương Việt - Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Xã hội
  • Trích đoạn
  • Tân cổ
  • Liveshow
  • Tuồng cổ
  • Phật giáo

© 2021 Cải lương Việt - Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

Add New Playlist