• Privacy & Policy
  • Liên hệ
Cải lương Việt
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Xã hội
  • Trích đoạn
  • Tân cổ
  • Liveshow
  • Tuồng cổ
  • Phật giáo
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Xã hội
  • Trích đoạn
  • Tân cổ
  • Liveshow
  • Tuồng cổ
  • Phật giáo
No Result
View All Result
Cải lương Việt
No Result
View All Result

Nghệ sĩ Thanh Sơn: Hãy nhìn thoáng hơn về nghệ thuật tuồng cổ

25/03/2019
in Chưa phân loại
Reading Time: 8 mins read
0 0
A A
0
0
SHARES
0
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Nghệ sĩ Thanh Sơn, hậu duệ đời thứ 3 của cải lương tuồng cổ Bầu Thắng – Minh Tơ – Thanh Tòng, chập chững học lóm nghề của ông bà, cha mẹ khi mới 6, 7 tuổi. Khi có tuổi, nghệ sĩ Thanh Sơn lại đau đáu với công tác truyền nghề cho thế hệ trẻ, đó là lý do ông gắn bó 13 năm với vai trò giảng viên vũ đạo tuồng cổ Khoa Kịch hát dân tộc Trường Sân khấu điện ảnh TPHCM; rồi mở lớp học dành cho các bạn trẻ yêu thích nghệ thuật tuồng cổ.
Những trăn trở cho nghệ thuật tuồng cổ Việt cứ quay quắt tâm tư người nghệ sĩ nhiệt huyết này.
* PHÓNG VIÊN: Theo đuổi nghiệp ca diễn cũng 40 năm, ông cảm nhận niềm hạnh phúc của nghề dành cho mình như thế nào?
* Nghệ sĩ THANH SƠN: Tôi may mắn là con nhà nòi nên việc học tuồng đối với tôi không khó. Tôi học tuồng nhanh, nhớ lâu, nhớ nhiều vai diễn tuồng cổ, sẵn sàng thế vai các diễn viên chính khi có việc đột xuất. Nhớ năm 1976, trước khi anh Công Minh nhập viện cắt amidan, anh đã truyền dạy cho tôi vai Tào Tháo, diễn tại rạp Đại Đồng. Trong 3 ngày, tôi học thuộc vai tuồng và đó là suất diễn đầu tiên tôi diễn trọn vai trên sân khấu.
Tôi khắc nhớ hoài, trước khi mất, NSND Thanh Tòng đã dặn dò các em trong gia đình, phải gắng hết sức giữ nghề, truyền đạt kinh nghiệm của gia tộc cho thế hệ trẻ. Anh tặng tôi hai câu liễn: Thanh sử lưu danh truyền vũ đạo/Sơn đình ghi tạc nghĩa sư đồ, là động lực khích lệ tinh thần cho tôi. Rồi hôm anh Thanh Tòng mất, đạo diễn Hoa Hạ đến viếng và lúc ra về đã nắm tay tôi, dặn dò: “Nay cây cổ thụ mất rồi, em với anh Trường Sơn ráng truyền đạt lại nghề tuồng cổ cho đệ tử, chứ không thôi nghề của mình dễ mai một lắm”. Lời dặn của anh trai và chị Hoa Hạ chính là động lực giúp tôi mạnh dạn mở lớp đào tạo, truyền nghề và duy trì lớp học suốt một năm qua.

Nghệ sĩ Thanh Sơn vai Nguyễn Địa Lô trong vở tuồng Bức ngôn đồ Đại Việt
Nghệ sĩ Thanh Sơn vai Nguyễn Địa Lô trong vở tuồng Bức ngôn đồ Đại Việt

* Ông bắt tay thực hiện công việc đào tạo người kế thừa ngành sân khấu tuồng cổ như thế nào?
* Sau hơn một năm mở lớp dạy nghệ thuật tuồng cổ tại cơ sở 2 Trung tâm Văn hóa quận 5, số 131 Triệu Quang Phục, tôi rất vui vì truyền đạt được những gì mình biết cho các bạn trẻ yêu thích nghệ thuật tuồng cổ từ 12 tuổi đến hơn 40 tuổi, có cả các em diễn viên trẻ của Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang cũng chịu khó theo học vũ đạo. Lớp học mở cửa vào tối thứ hai, thứ tư và trưa chủ nhật hàng tuần. Tôi cũng vui vì lớp học có được một vài gương mặt sáng giá cho sân khấu tuồng cổ, chịu khó theo đuổi con đường nghệ thuật dù khó khăn, như Thanh Long, Thanh An, Quốc Hưng…
Mỗi quý, tôi lại tổ chức biểu diễn báo cáo để các em được thực hành nhiều hơn. Hàng năm, vào mùa hát chầu, tôi cho các em tham gia biểu diễn để nâng cao tay nghề, đúc kết thêm kinh nghiệm. Tôi chỉ mong mỏi, thế hệ sau này sau khi được truyền dạy nghệ thuật tuồng cổ thì phải làm nghề nghiêm túc, chỉn chu, cùng góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị của nghệ thuật tuồng cổ mà ông cha đi trước đã gầy dựng…
* Được biết, những ngày cuối tháng 3-2019, ông sẽ qua Pháp tham gia vào hoạt động giới thiệu, quảng bá, biểu diễn nghệ thuật tuồng cổ phục vụ khán giả kiều bào Pháp…
* Đây là lần đầu tiên tôi được mời qua Pháp để giao lưu, thuyết trình về truyền thống hát bội, những niêm, khai, cầu, ký… ứng dụng sân khấu tuồng cổ hát bội và biểu diễn nghệ thuật tuồng cổ. Cơ may này có được nhờ Giám đốc Trung tâm Mandapa đã xem qua một phóng sự về tôi với nghệ thuật tuồng cổ cha truyền con nối. Bà đã mời tôi qua biểu diễn và giới thiệu nghệ thuật tuồng cổ cho khán giả Pháp và kiều bào Việt Nam.
Tôi sẽ có một tuần để nói về những biến hóa và tinh hoa mà ông cha đã xây dựng và để lại cho con cháu hôm nay, về nghệ thuật hóa trang trong tuồng cổ, biểu diễn minh họa các trình thức vũ đạo, điệu bộ, lời hát, cách nói lối… trong 6 trích đoạn: Trần Bình Trọng, Lý Thường Kiệt, Câu thơ yên ngựa, Ngô Tôn Quyền, Bao Công tra án Quách Hòe, Tống Nhân Tôn. Sau đó, tôi phối hợp với nghệ sĩ Thanh Bạch, nghệ sĩ Bạch Lê biểu diễn 2 trích đoạn tuồng San hậu và Bức ngôn đồ Đại Việt. Tôi rất mừng và hãnh diện khi mình là hậu duệ của sân khấu tuồng cổ Minh Tơ – Thanh Tòng được đến Pháp để quảng bá nghệ thuật tuồng cổ nước nhà.
* Trước những thăng trầm của bộ môn nghệ thuật tuồng cổ, chắc hẳn ông rất trăn trở?
* Với tôi, cải lương không mai một vì còn có nhiều bạn trẻ theo học hát đờn ca tài tử, ghi nhớ 20 bài bản tổ; còn nghệ thuật tuồng cổ hiện nay thì những người kỳ cựu chỉ đếm trên đầu ngón tay, như: nghệ sĩ Trường Sơn, Bạch Long, Thanh Sơn… Chúng tôi đã ở lứa tuổi U.60, U.70, thời gian để truyền dạy thế hệ trẻ không nhiều và thực tế cũng không có quá nhiều bạn trẻ chịu đeo đuổi đến cùng con đường nghệ thuật tuồng cổ. Tôi chỉ lo nghệ thuật tuồng cổ sẽ mai một hơn.
Tôi mong mọi người nên nhìn thoáng hơn đối với nghệ thuật tuồng cổ, vì tuồng cổ Việt Nam qua bao thập kỷ hình thành và tồn tại đến hôm nay vẫn luôn thể hiện được bản sắc văn hóa nghệ thuật rất riêng của người Việt, không hề bị trộn lẫn hay hòa tan với văn hóa nghệ thuật các nước. Nét đặc sắc, độc đáo đó được thể hiện qua âm nhạc, phục trang, vũ đạo, cách nói lối, cách ca, diễn của người nghệ sĩ.
Bên cạnh đó, việc dựng những tuồng tích hay của các nước theo phong cách Việt, nghệ thuật Việt chính là một cách giao lưu và trình diễn văn hóa đơn thuần. Ví như, Đoàn Ca kịch Thống Nhất Triều – Quảng ở TPHCM từng chọn các kịch bản Câu thơ yên ngựa, Đời cô lựu, Tô Ánh Nguyệt… để dựng thành những vở kinh kịch, biểu diễn phục vụ người Hoa tại TPHCM.
* Với những học trò, nghệ sĩ trẻ hôm nay, ông mong mỏi ở họ điều gì?
* Tôi mong thế hệ diễn viên trẻ đừng mượn sân khấu để kiếm khán giả, kiếm tiền, tạo nụ cười dễ dãi. Các bạn làm nghệ thuật, kế thừa văn hóa nghệ thuật ông cha để lại, phải chung tay giới thiệu đến người xem những kịch bản hay, tác phẩm hay để làm đẹp thêm đời sống văn hóa tinh thần.
Ở độ tuổi này rồi, tôi chỉ mong mình có đủ sức khỏe, đủ điều kiện để truyền đạt lại tất cả ngón nghề cho các em yêu thích nghệ thuật tuồng cổ. Tôi cũng mong có một sân khấu nho nhỏ để có thể sáng đèn mỗi tuần hay mỗi tháng, giới thiệu, biểu diễn những tác phẩm tuồng kinh điển đến khán giả nhiều lứa tuổi. Có biểu diễn mới có khán giả, có người biết đến, xem rồi thích, thích rồi tìm hiểu, cùng góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị của nghệ thuật tuồng trong đời sống hôm nay. Có như vậy mới hy vọng tuồng cổ không mai một.

THÚY BÌNH (thực hiện)

Đánh giá bài viết
ShareTweetShare
Previous Post

Vở cải lương "Cuộc đời của mẹ" lưu diễn miền Bắc

Next Post

NSND Minh Vương ca ngợi áo dài với vọng cổ “hơi dài”

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Ảnh 2.
Tin tức

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III

08/04/2022
0
10

(CLV) - Tối 7-4, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, phối hợp UBND thành phố Cần Thơ đã...

Read more
Mai Vàng nhân ái thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến

08/04/2022
6
NSƯT Vũ Linh: Tôi mãi là người đưa đò - Ảnh 1.

NSƯT Vũ Linh: “Tôi mãi là người đưa đò”

16/02/2022
28
Cần đưa Đờn ca tài tử - Cải lương vào lộ trình du lịch của các địa phương (ảnh minh họa)

Đẩy mạnh triển khai Chiến lược Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026: Đờn ca tài tử – Cải lương “dấn thân” vào văn hóa nước bạn

11/02/2022
42
Một vở cải lương do các học viên khóa "Đào tạo khán giả cải lương" dàn dựng.

Níu người trẻ trở lại với cải lương

10/02/2022
138
Next Post

NSND Minh Vương ca ngợi áo dài với vọng cổ "hơi dài"

Ra mắt “Sân khấu cải lương mới Đại Việt”

Cải lương mới sống nhờ vở cũ

Plugin Install : Widget Tab Post needs JNews - View Counter to be installed
  • Trending
  • Comments
  • Latest
Cải lương hồ quảng Châu Du Đại Soái

Châu Du Đại Soái

14/09/2021
Nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh nguyện dành phần đời còn lại cho Phật Pháp

Nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh nguyện dành phần đời còn lại cho Phật Pháp

21/07/2021
Lưu giữ nghệ thuật truyền thống qua artbook song ngữ ảnh 1

Lưu giữ nghệ thuật truyền thống qua artbook song ngữ

05/10/2021
NSƯT Phượng Hằng, nghệ sĩ Châu Thanh tại chương trình Dấu ấn huyền thoại - Ảnh 2.

NSƯT Phượng Hằng: Đỉnh cao của phụ nữ là gia đình

06/08/2021
Cố NSƯT Phương Quang.

Cố nghệ sĩ Phương Quang – ‘ông vua’ hiền hậu của làng sân khấu

0
NS Bạch Mai, Bo Bo Hoàng, Thanh Thế, Thanh Hoàng trong vở "Chung Vô Diệm"

Sau mổ tim, Thanh Thế tái xuất vai Đào Tam Xuân

0
Luật ngầm ở showbiz Việt: Những ràng buộc phức tạp - Ảnh 2.

Luật ngầm ở showbiz Việt: Những ràng buộc phức tạp

0
NSƯT Vũ Linh kể về thời đỉnh cao đi hát. ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH

NSƯT Vũ Linh: Tôi từng hát cho 12.000 người, ngồi đếm cát sê từ trưa đến chiều

0
Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Ảnh 2.

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III

08/04/2022
Mai Vàng nhân ái thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến

08/04/2022
NSƯT Vũ Linh: Tôi mãi là người đưa đò - Ảnh 1.

NSƯT Vũ Linh: “Tôi mãi là người đưa đò”

16/02/2022
Cần đưa Đờn ca tài tử - Cải lương vào lộ trình du lịch của các địa phương (ảnh minh họa)

Đẩy mạnh triển khai Chiến lược Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026: Đờn ca tài tử – Cải lương “dấn thân” vào văn hóa nước bạn

11/02/2022

Recent News

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Ảnh 2.

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III

08/04/2022
10
Mai Vàng nhân ái thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến

08/04/2022
6
NSƯT Vũ Linh: Tôi mãi là người đưa đò - Ảnh 1.

NSƯT Vũ Linh: “Tôi mãi là người đưa đò”

16/02/2022
28
Cần đưa Đờn ca tài tử - Cải lương vào lộ trình du lịch của các địa phương (ảnh minh họa)

Đẩy mạnh triển khai Chiến lược Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026: Đờn ca tài tử – Cải lương “dấn thân” vào văn hóa nước bạn

11/02/2022
42

Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long, nhạc xưa cổ

Follow Us

Chuyên mục

  • Cải lương hồ quảng
  • Cải lương phật giáo
  • Cải lương tuồng cổ
  • Cải lương xã hội
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Liveshow cải lương
  • Tân cổ giao duyên
  • Tin tức
  • Trích đoạn cải lương

Recent News

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Ảnh 2.

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III

08/04/2022
Mai Vàng nhân ái thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến

08/04/2022
  • Privacy & Policy
  • Liên hệ

© 2021 Cải lương Việt - Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Xã hội
  • Trích đoạn
  • Tân cổ
  • Liveshow
  • Tuồng cổ
  • Phật giáo

© 2021 Cải lương Việt - Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

Add New Playlist