• Privacy & Policy
  • Liên hệ
Cải lương Việt
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Xã hội
  • Trích đoạn
  • Tân cổ
  • Liveshow
  • Tuồng cổ
  • Phật giáo
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Xã hội
  • Trích đoạn
  • Tân cổ
  • Liveshow
  • Tuồng cổ
  • Phật giáo
No Result
View All Result
Cải lương Việt
No Result
View All Result

“Người đẹp cải lương” suýt mất mạng vì nghề hát

12/03/2021
in Chưa phân loại
Reading Time: 7 mins read
0 0
A A
0
0
SHARES
3
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

(CLV) – Hơn 50 năm gắn bó với sân khấu, NSƯT Tô Kim Hồng đã có những chia sẻ về quá trình hình thành những trang đời nghệ thuật mà nỗi ám ảnh lớn nhất là suýt mất mạng vì nghề hát nhưng bà chưa bao giờ nản chí

Người đẹp cải lương suýt mất mạng vì nghề hát - Ảnh 1.
NSƯT Tô Kim Hồng

Phóng viên: Bà có cho rằng mình may mắn khi theo nghề hát từ sự dìu dắt của cha – nhạc sĩ Ba Kim Anh ở Sóc Trăng?

NSƯT Tô Kim Hồng: Tôi cảm ơn Tổ nghiệp đã cho tôi một người cha có tấm lòng đáng quý. Cha tôi đã dạy tôi ca bằng tiếng đờn kìm trầm ấm, trữ tình của ông. Mùa Vu Lan sắp đến, ai cũng nói về mẹ thì tôi thích được nhắc đến cha mình hơn. Bởi ông đã gieo vào tôi tình yêu dành cho sân khấu thật nồng ấm. Cha tôi là trưởng Ban cổ nhạc của nhiều đoàn hát cải lương như: Tam Kỳ, Ái Nghĩa, Tân Thịnh, Tân Xuân, Kim Chung 1, Tinh Hoa, Song Kiều, Thủ Đô, Kim Chung 5… nên thuở nhỏ, tôi học đến lớp 6 và được cha cho theo gánh hát đi lưu diễn. Mẹ tôi đã dạy cho tôi về văn hóa vì bà là cô giáo dạy tiểu học ở Cần Thơ. Còn cha tôi đã dạy tôi ca diễn, đưa nội tâm vào lời ca để thân phận nhân vật chạm đến nỗi niềm người nghe.

Nhìn lại chặng đường phấn đấu cho sự nghiệp nghệ thuật, bà có nghĩ mình thành công và đã hài lòng về thành công đó?

Cuộc sống và con người thay đổi từng ngày. Người nghệ sĩ cũng thế, phải cập nhật những hoàn cảnh mới mẻ để ca diễn sinh động. Tôi hài lòng với sự nghiệp nghệ thuật của mình, còn thành công trong nghề thì phải cố gắng để giữ gìn hình ảnh trong lòng công chúng. Cho tới bây giờ vợ chồng tôi vẫn ở nhà thuê. Sau khi nghỉ bán phở, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Ông xã tôi – NSƯT Nam Hùng vừa trải qua một ca phẫu thuật tim, bàng quang, sức khỏe yếu lắm. Nhưng ông vẫn là điểm tựa cùng tôi vượt qua nhiều chông gai của nghề. Chúng tôi sống kham khổ nhưng hạnh phúc.

Người đẹp cải lương suýt mất mạng vì nghề hát - Ảnh 2.
NSƯT Tô Kim Hồng và NSƯT Mỹ Châu

Trong giới sân khấu, rất nhiều nữ nghệ sĩ được tặng danh hiệu như: Kim Lan “Khôi nguyên sân khấu miền Nam”; Thanh Tùng “Giai nhân sân khấu”; Thẩm Thúy Hằng “Người đẹp Bình Dương”… và bà là “Người đẹp cải lương”. Theo bà, danh hiệu này nói lên điều gì? Bà có đặt ra nguyên tắc gìn giữ danh hiệu?

Tôi cảm kích tình cảm của khán giả đã ưu ái cho tôi qua việc phong tặng danh hiệu “Người đẹp cải lương”. Chữ đẹp ở đây hàm chứa hai yếu tố, đẹp về sắc vóc và đẹp trong ca diễn. Sự nghiêm túc quan trọng lắm. Danh hiệu vì thế nhắc nhở tôi phải chỉnh chu khi xuất hiện trước công chúng. Nguyên tắc của tôi chính là sống chân thành, lên sân khấu thì hết lòng và đặt mình vào vai diễn.

Bà có hối tiếc điều gì khi nhìn lại hành trình mình đã đi qua?

Tôi và ông nhà tôi nhiều năm qua gắn với công tác thiện nguyện. Ông chăm lo từng nghệ sĩ, giúp nghệ sĩ nghèo có bảo hiểm y tế. Đến nay thì còn nhiều hoàn cảnh khó khăn đang cần sự giúp đỡ của ông mà sức khỏe chúng tôi không cho phép bôn ba, chạy đôn, chạy đáo để lo như hồi đó được.

Người đẹp cải lương suýt mất mạng vì nghề hát - Ảnh 3.
NSƯT Tô Kim Hồng và NS Hà Mỹ Xuân, NS Bo Bo Hoàng, NSƯT Thanh Nguyệt

Trong cuộc sống hôm nay, việc trở thành nghệ sĩ quá dễ dàng, không như thế hệ của bà phải hết sức cực nhọc để được công nhận là nghệ sĩ? Bà dự cảm về điều này thế nào?

Một số bạn trẻ hôm nay nhìn nghề diễn viên quá đơn giản. Họ cho rằng đi đường tắt dễ nổi danh nhưng trong dân gian có câu: “Quý hồ tinh bất quý hồ đa”. Nghĩa là khi hướng đến chuyên nghiệp rồi thì không cần số lượng mà cần thiểu số tinh hoa. Các cuộc thi tìm kiếm tài năng ngày càng nhiều, mà tinh hoa thì phải rèn mới có. Phải có những chuẩn mực để xác định đâu là tinh hoa, đỉnh cao. Chúng ta bỏ bê sàn diễn chuyên nghiệp để đi tìm kiếm những tài năng ảo thì hậu quả sân khấu bị khán giả quay lưng.

Trong cuộc đời, ai cũng không có lần mệt mỏi, chán nản và muốn bỏ cuộc. Bà có bao giờ lâm vào hoàn cảnh đó ?

Năm 1966, vụ nổ mìn ở rạp Olympic suýt cướp mất mạng sống của tôi, nhưng rồi tôi vẫn bám nghề. Qua sự kiện đó tôi tin rằng nếu không có thử thách mình sẽ không trưởng thành.

Để nhắn nhủ với các diễn viên trẻ, “Người đẹp cải lương” sẽ khuyên gì? Hiện nay, bà đang thực hiện dự án nào cho sân khấu cải lương?

Tôi không dám khuyên, chỉ nói lên suy nghĩ. “Người đẹp cải lương” là một danh hiệu cao quý mà công chúng ban cho mình nhưng hiện nay thì đã là quá khứ. Tôi luôn khao khát được cống hiến nhưng lực bất tòng tâm, một mình tôi khó mang lại mùa xuân cho sân khấu. Các bạn trẻ còn nhiều cơ hội, hãy chứng tỏ năng lực, làm điều tốt cho nghề. Sắp tới, giải thưởng HCV Trần Hữu Trang sẽ được khởi động, thế hệ nghệ sĩ chúng tôi sẵn sàng đồng hành cùng các bạn trẻ. Đây là tín hiệu vui góp phần quảng bá nét độc đáo của văn hóa nghệ thuật trong đó có sân khấu cải lương, bộ môn tròn 100 tuổi.

Người đẹp cải lương suýt mất mạng vì nghề hát - Ảnh 4.
NSƯT Tô Kim Hồng và NSND Lệ Thủy

Nữ nghệ sĩ Tô Kim Hồng vào nghề năm 14 tuổi. Bà được cha dẫn theo đoàn Thủ Đô của ông bầu Ba Bản.

Vai Hoàng Hậu trong tuồng “Đêm hờn cung lạnh” là vai diễn đầu tiên của bà. Có được ưu thế về sắc đẹp, trẻ trung và ca diễn hay, cộng với tinh thần chịu khó khổ luyện, bà tỏa sáng qua nhiều vai chính trong các vở tuồng: “Thần nữ dâng Ngũ Linh Kỳ”, “Nhạc nữ Qúy Xuyên”, “Cuối ngõ ân tình”, “Cát Dung Phương Tử”…

Năm 1966, bà sáng rực trên sân khấu đoàn Kim Chung 5, vai đầu tiên là Chiêu Yến Phượng trong vở “Nhạn về xóm liễu”. Sau đó bà lần lượt cộng tác với các đoàn cải lương Kim Chung 6, Kim Chung 2, Kim Chung 3 tiếp tục nổi bật qua các vở: “Thằng điên và nàng công chúa”, “Người mang sông núi”, “Chuyến đò thương”, “Phủ Kiều trường hận”, “Mạnh Lệ Quân”, “Tâm sự loài chim biển”, “Kiếm Sĩ người dơi”, “Nhất Kiếm Bá Vương”…

Năm 1972, bà được trao giải Kim Khánh do nhật báo Trắng Đen tổ chức.

Sau 1975 bà gắn bó với đoàn cải lương Sai Gon 1, diễn qua các vở: “Ngao Sò Ốc Hến”, “Phụng Nghi Đình”, “Trăng lên đỉnh núi”, “Thái hậu Dương Vân Nga”, “Công chúa An Tư”…Trên sân khấu 284 bà để lại dấu ấn sâu đậm với hai vai : Phồn Y (vở “Lôi Vũ) và Xuân Thành (vở “Áo cưới trước cổng chùa”).

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Đánh giá bài viết
ShareTweetShare
Previous Post

Xử Bá Đao, Từ Hải Thọ

Next Post

Từ hoàn cảnh của Lê Bình, Mai Phương, NSƯT Vũ Linh nói về lòng tự trọng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Ảnh 2.
Tin tức

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III

08/04/2022
0
17

(CLV) - Tối 7-4, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, phối hợp UBND thành phố Cần Thơ đã...

Read more
Mai Vàng nhân ái thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến

08/04/2022
12
NSƯT Vũ Linh: Tôi mãi là người đưa đò - Ảnh 1.

NSƯT Vũ Linh: “Tôi mãi là người đưa đò”

16/02/2022
57
Cần đưa Đờn ca tài tử - Cải lương vào lộ trình du lịch của các địa phương (ảnh minh họa)

Đẩy mạnh triển khai Chiến lược Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026: Đờn ca tài tử – Cải lương “dấn thân” vào văn hóa nước bạn

11/02/2022
59
Một vở cải lương do các học viên khóa "Đào tạo khán giả cải lương" dàn dựng.

Níu người trẻ trở lại với cải lương

10/02/2022
384
Next Post

Từ hoàn cảnh của Lê Bình, Mai Phương, NSƯT Vũ Linh nói về lòng tự trọng

NSƯT Kim Tử Long tái dựng vở về Nguyễn Trãi

Trăm năm sân khấu cải lương - Bài 1: “Thánh đường cải lương” - Một thời rực rỡ

Plugin Install : Widget Tab Post needs JNews - View Counter to be installed
  • Trending
  • Comments
  • Latest
Cải lương hồ quảng Châu Du Đại Soái

Châu Du Đại Soái

14/09/2021
Một vở cải lương do các học viên khóa "Đào tạo khán giả cải lương" dàn dựng.

Níu người trẻ trở lại với cải lương

10/02/2022
Nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh nguyện dành phần đời còn lại cho Phật Pháp

Nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh nguyện dành phần đời còn lại cho Phật Pháp

21/07/2021
Lưu giữ nghệ thuật truyền thống qua artbook song ngữ ảnh 1

Lưu giữ nghệ thuật truyền thống qua artbook song ngữ

05/10/2021
Cố NSƯT Phương Quang.

Cố nghệ sĩ Phương Quang – ‘ông vua’ hiền hậu của làng sân khấu

0
NS Bạch Mai, Bo Bo Hoàng, Thanh Thế, Thanh Hoàng trong vở "Chung Vô Diệm"

Sau mổ tim, Thanh Thế tái xuất vai Đào Tam Xuân

0
Luật ngầm ở showbiz Việt: Những ràng buộc phức tạp - Ảnh 2.

Luật ngầm ở showbiz Việt: Những ràng buộc phức tạp

0
NSƯT Vũ Linh kể về thời đỉnh cao đi hát. ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH

NSƯT Vũ Linh: Tôi từng hát cho 12.000 người, ngồi đếm cát sê từ trưa đến chiều

0
Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Ảnh 2.

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III

08/04/2022
Mai Vàng nhân ái thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến

08/04/2022
NSƯT Vũ Linh: Tôi mãi là người đưa đò - Ảnh 1.

NSƯT Vũ Linh: “Tôi mãi là người đưa đò”

16/02/2022
Cần đưa Đờn ca tài tử - Cải lương vào lộ trình du lịch của các địa phương (ảnh minh họa)

Đẩy mạnh triển khai Chiến lược Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026: Đờn ca tài tử – Cải lương “dấn thân” vào văn hóa nước bạn

11/02/2022

Recent News

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Ảnh 2.

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III

08/04/2022
17
Mai Vàng nhân ái thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến

08/04/2022
12
NSƯT Vũ Linh: Tôi mãi là người đưa đò - Ảnh 1.

NSƯT Vũ Linh: “Tôi mãi là người đưa đò”

16/02/2022
57
Cần đưa Đờn ca tài tử - Cải lương vào lộ trình du lịch của các địa phương (ảnh minh họa)

Đẩy mạnh triển khai Chiến lược Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026: Đờn ca tài tử – Cải lương “dấn thân” vào văn hóa nước bạn

11/02/2022
59

Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long, nhạc xưa cổ

Follow Us

Chuyên mục

  • Cải lương hồ quảng
  • Cải lương phật giáo
  • Cải lương tuồng cổ
  • Cải lương xã hội
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Liveshow cải lương
  • Tân cổ giao duyên
  • Tin tức
  • Trích đoạn cải lương

Recent News

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Ảnh 2.

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III

08/04/2022
Mai Vàng nhân ái thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến

08/04/2022
  • Privacy & Policy
  • Liên hệ

© 2021 Cải lương Việt - Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Xã hội
  • Trích đoạn
  • Tân cổ
  • Liveshow
  • Tuồng cổ
  • Phật giáo

© 2021 Cải lương Việt - Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

Add New Playlist