• Privacy & Policy
  • Liên hệ
Cải lương Việt
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Xã hội
  • Trích đoạn
  • Tân cổ
  • Liveshow
  • Tuồng cổ
  • Phật giáo
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Xã hội
  • Trích đoạn
  • Tân cổ
  • Liveshow
  • Tuồng cổ
  • Phật giáo
No Result
View All Result
Cải lương Việt
No Result
View All Result
Home Chuyện nghệ sĩ

NSND Kim Cương: Đôi lúc tôi cô độc lắm!

15/06/2021
in Chuyện nghệ sĩ
Reading Time: 10 mins read
0 0
A A
0
Đôi lúc tôi cô độc lắm
1
SHARES
28
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

(CLV) – Bà cho rằng sống hết mình là để an nhiên, không để buồn phiền ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc

Phóng viên: Được biết NSND Kim Cương đang triển khai dự án sách nói, dự án này có ý nghĩa gì đối với bà?

– NSND KIM CƯƠNG: Thực tế, đã có rất nhiều thư viện sách nói dành cho người khiếm thị. Tuy nhiên, sách nói sân khấu rất cần cho thế hệ khán giả trẻ am hiểu sân khấu.

Hoàn thành trách nhiệm bản thân

Vậy dự án này được triển khai như thế nào để tạo được sức hút?

– Trước hết là từ hồi ký của mình. Tôi và một vài nghệ sĩ sẽ tham gia đọc thoại, được dàn dựng có phần âm nhạc, tiếng động nhằm mở ra một hướng đi mới cho việc các nghệ sĩ kịch nói cùng tham gia làm mới những quyển sách, những kịch bản sân khấu bằng cách thực hiện thu âm có dàn dựng thật sinh động để thu hút người nghe. Nghệ sĩ lồng tiếng Đạt Phi và nghệ sĩ sân khấu Thành Lộc, Hữu Châu sẽ tham gia dự án này cùng tôi. Tôi đã biên tập lại hồi ký của mình và phân lớp để tiến hành việc thu âm.

Là người mở đường cho kịch nói phía Nam, phải chăng bà muốn làm thêm việc hướng các nghệ sĩ kịch đọc thoại những tác phẩm văn học, để sách nói đi vào đời sống văn hóa?

– Khi văn hóa đọc chưa được nhân rộng trong giới trẻ, cách làm này sẽ tạo thêm sản phẩm nghe bên cạnh sản phẩm nhìn để họ thưởng thức. Trước hết, mình chiều theo tâm lý nghe vì mê các thần tượng của giới trẻ, sau đó kích thích họ tìm đọc sách.

Trước đây, dự án kêu gọi tránh phá thai trong giới trẻ đã được bà tiến hành, công cuộc tuyên truyền đó sẽ tạo sức lan tỏa lớn trong xã hội khi được chuyển hóa thành kịch bản sân khấu. Bà có thấy cách làm đó sẽ tạo hiệu ứng sâu và rộng một khi đưa vào học đường?

– Có vào thăm các bà mẹ, trẻ em ở Bệnh viện Từ Dũ mới thấy nỗi đau của những gia đình có con gái lầm lỡ mang thai ngoài ý muốn mà tuổi đời còn rất trẻ. Rất nhiều em dại dột đi phá thai. Dự án của chúng tôi xúc tiến việc khuyên ngăn việc phá thai. Trước hết là cách tránh thai trong quan hệ tình dục.

Đưa những vấn đề tế nhị này lên sàn diễn phải kỳ công lắm. Cách thể hiện phải sâu sắc, không phản cảm. Để tạo được sức lan tỏa rộng phải có đội ngũ giỏi nghề diễn tham gia. Không chỉ đưa vào học đường mà còn đưa vào các khu chế xuất, khu công nghiệp nơi có hàng ngàn công nhân trẻ. Ngay tại trung tâm đào tạo việc làm cho trẻ em mồ côi, khuyết tật cũng là một “quả bom nổ chậm”, bởi khi các em bắt đầu trưởng thành thì nhu cầu sinh lý cũng tăng. Nếu không giáo dục một cách triệt để, nạn mang thai dẫn đến phá thai trong cộng đồng này khó tránh khỏi một khi các em suy nghĩ chưa chín chắn.

NSND Kim Cương. Ảnh: THANH HIỆP
NSND Kim Cương. Ảnh: THANH HIỆP

Người ta không biết đến bao giờ là dự án cuối của NSND Kim Cương?

– Trước mỗi dự án mới, tôi vẫn thường nói với con trai, lần này mẹ “đánh trận” cuối rồi “gác kiếm”. Con trai tôi cười: “Rồi mẹ lại rút kiếm đánh tiếp cho mà xem”. Quả nhiên, cứ hết lần này đến lần khác, dự án nào cũng muốn làm, tùy theo sức mình.

Cần sự bình yên

Có câu nói cuộc đời vẫn đẹp dù chỉ toàn đau khổ, nỗi buồn, thăng trầm. Bà có thấy là đúng?

– Theo tôi, đời có sướng, có khổ, ở một vài khía cạnh nhất định đều đúng. Quan trọng ở đây là mỗi chúng ta tìm mọi cách để định nghĩa về cuộc đời mình ở từng độ tuổi khác nhau. Sự định nghĩa đó sẽ giúp mình hiểu cuộc đời hơn, sống hết lòng với nó.

Vậy ở tuổi xưa nay hiếm như bà, vẫn còn đủ sức khỏe để làm nhiều việc ý nghĩa cho cộng đồng, bà định nghĩa cuộc đời ở hiện tại của mình như thế nào?

– Cuộc đời tôi ở giai đoạn này không cần quá bận lòng đến những bình luận xôn xao của người đời. Tôi cần hoàn thành trách nhiệm bản thân, đối xử chân thành với tất cả mọi người và thấy mọi chuyện tự nó đã trở nên tốt đẹp.

Tôi bây giờ đang tự nhủ: Hãy tỉnh táo trước khổ đau và nhẹ nhàng trước sung sướng.

Tại sao chỉ có tỉnh táo và nhẹ nhàng trong cách hành xử với đời ở tuổi này?

– Bây giờ quá nhiều thông tin “nhiễu sóng”. Khi còn trẻ, tôi đùng đùng tìm cho ra lẽ, thậm chí gay gắt trong phản ứng. Còn hiện tại, khi đối mặt với những tin giả, tôi tỉnh táo lắm. Ví dụ, sáng mở mắt ra lướt mạng, thấy tin giả về nghệ sĩ qua đời, tội nghiệp nhất là Hoài Linh. Dân cư trên mạng nhào vô bày tỏ thương tiếc. Có lần tôi đọc được tin nói chính mình đã qua đời, có cả hình ảnh minh họa. Nhẹ nhàng và cười khì. Trước hết mình nóng giận chỉ làm tổn thương mình. Nên tôi cho rằng ở tuổi này cần sự bình yên thì đừng quá bận tâm chuyện người ta thích thêu dệt.

Đôi lúc tôi cô độc lắm
Đôi lúc tôi cô độc lắm

Bà vẫn thường nói, đừng chỉ vì ai đó trông mạnh mẽ, không có nghĩa là tất cả mọi thứ đều ổn. Ngay cả những người mạnh mẽ nhất cũng cần một người bạn để dựa vào vai mà khóc?

– Đúng. Đôi lúc tôi cô độc lắm. Trên sân khấu tôi làm được tất cả: nhà quản lý, nhà viết kịch, đạo diễn và diễn viên chính, thế nhưng trong cuộc sống, tôi thất bại vì không làm được điều mình khao khát. Đó là không có một mái ấm gia đình hạnh phúc như bao người phụ nữ khác. Do vậy, tôi vẫn thường khuyên các bạn trẻ hãy kết hôn với người mà bạn thích chuyện trò, vì khi về già bạn sẽ phát hiện ra rằng đó là một ưu điểm lớn.

Bà vẫn luôn tự hào về mẹ – cố NSND Bảy Nam. Trong bà luôn nhớ điều gì nhất về mẹ?

– Hôm qua, tôi dự buổi khai mạc triển lãm ảnh của CLB Phóng viên Sân khấu thuộc Hội Sân khấu TP HCM, nơi trưng bày nhiều bức ảnh quý của các thế hệ nghệ sĩ, trong đó có má tôi. Xúc động nhất là hình ảnh bà và NSND Phùng Há bế đứa cháu nội đầu tiên khi cháu tròn 1 tuổi trong lễ thượng thọ 90 của má tôi. Hai nghệ sĩ đại thụ của sân khấu miền Nam, 2 bà má đáng kính không của riêng tôi. Tự dưng nước mắt tôi tuôn trào. Tôi nhớ má đã từng nói: “Nhiều thứ con mong mỏi có được phải giá trị. Nhưng sự thật là những gì thực sự khiến con hài lòng đều hoàn toàn miễn phí. Đó là tình yêu, là tiếng cười và là những giây phút miệt mài theo đuổi đam mê của mình. Làm nghệ sĩ là phước báu. Cái nghề cho con quá nhiều thứ trên đời, mất mát một vài thứ chẳng là gì cả”.

Bà đúc kết điều gì sau những lời dạy của mẹ mình khi ở cương vị một người mẹ, một người bà của 5 đứa cháu?

– Tôi nghĩ đừng xem trọng bề ngoài của một ai mà nhận xét vội, cũng đừng xem trọng sự giàu sang vì nó có thể mất dần. Cuộc đời hãy nên trân quý người biết làm bạn cười, vì chỉ có nụ cười mới biến ngày buồn thành vui. Với con cháu, tôi cũng dạy, đời này, chỉ có chính mình mới hiểu bạn nhất. Sướng khổ là do tâm mình thôi.

Lời chúc của NSND Kim Cương

Bà nghĩ gì về nghề báo? Phải chăng mối liên kết giữa báo chí và nghệ sĩ không phải lúc nào cũng suôn sẻ?

– Rõ ràng, để mối quan hệ giữa nghệ sĩ và báo chí – truyền thông đạt được đúng mục tiêu tốt đẹp, rất cần đến trách nhiệm và ý thức của cả hai bên. Đời sống văn hóa nghệ thuật không thể thiếu mối liên kết này. Bên cạnh đó, báo chí cần tạo điều kiện cho những nghệ sĩ thực sự có tài năng được tỏa sáng và cũng cần khắt khe hơn với những nhân vật lợi dụng xì-căng-đan để gây chú ý. Người tình đầu tiên và người chồng cuối cùng của tôi là nhà báo. Nên tôi hiểu rất rõ ranh giới này. Ngòi bút một khi đã thiên vị sẽ giết chết một tài năng. Hiện nay, báo chí viết về văn hóa nghệ thuật hiền quá, chạy theo thời sự, tin vô bổ của nghệ sĩ quá nhiều, trong khi giới nghệ sĩ rất cần sự nhìn nhận, đánh giá thẳng thắn. Phê cho ra phê, bình cho đúng bình. Khen vô tội vạ, chúng tôi cũng chẳng thích. Tôi cho sự không suôn sẻ chính là khi động cơ viết khen, viết chê không trong sáng, dẫn đến mất lòng nhau.

Đội ngũ làm báo hôm nay chịu áp lực rất nhiều trước thông tin sai, nhiễu. Còn với văn nghệ sĩ, lực lượng sáng tạo, một lời nói bất cẩn của ai đó có thể gây bất hòa, một lời nhận xét cay độc có thể làm hỏng cả quá trình phấn đấu của họ.

Nhân kỷ niệm 95 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, tôi cảm ơn báo chí cách mạng vì đã xem nghệ sĩ chúng tôi như những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa. Chúc các nhà báo đã vì công cuộc thay đổi nền nghệ thuật tiến bộ, văn minh luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc.

Thanh Hiệp thực hiện

5/5 - (3 bình chọn)
Continue Reading
Tags: cải lươngkim cươngkỳ nữ Kim Cươngnghệ sĩNghệ sĩ cải lươngNSND Kim Cương
ShareTweetShare
Previous Post

NSƯT Khôi Nguyên và nhà văn Nguyễn Xuân Đức qua đời

Next Post

Nhân rộng phương pháp dạy học sáng tạo bằng Cải lương

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cần đưa Đờn ca tài tử - Cải lương vào lộ trình du lịch của các địa phương (ảnh minh họa)
Tin tức

Đẩy mạnh triển khai Chiến lược Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026: Đờn ca tài tử – Cải lương “dấn thân” vào văn hóa nước bạn

11/02/2022
0
59

(CLV) - Ngoại giao văn hóa ngày càng trở nên quan trọng trong chính sách ngoại giao của các nước...

Read more
Một vở cải lương do các học viên khóa "Đào tạo khán giả cải lương" dàn dựng.

Níu người trẻ trở lại với cải lương

10/02/2022
382
Mai Vàng nhân ái thăm gia đình 5 nghệ sĩ qua đời trong đợt dịch Covid-19 - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm gia đình 5 nghệ sĩ qua đời trong đợt dịch Covid-19

14/10/2021
38
Nam ca sỹ trẻ Isaac trong "Song lang" (2018), bộ phim tái hiện thời kỳ vàng son của nghệ thuật cải lương Việt Nam. (Ảnh: CGV)

Kêu gọi người trẻ kể chuyện và lan tỏa giá trị của cải lương

13/10/2021
49
Dời Liên hoan sân khấu cải lương toàn quốc vào tháng 11-2022 - Ảnh 1.

Dời Liên hoan sân khấu cải lương toàn quốc vào tháng 11-2022

14/10/2021
37
Next Post

Nhân rộng phương pháp dạy học sáng tạo bằng Cải lương

NSND Triệu Trung Kiên tiết lộ kế hoạch “kéo khán giả” đi nghe Cải Lương sau mùa dịch

NSND Thanh Tuấn: Mừng khi cải lương có đến 5 cuộc thi

Plugin Install : Widget Tab Post needs JNews - View Counter to be installed
  • Trending
  • Comments
  • Latest
Cải lương hồ quảng Châu Du Đại Soái

Châu Du Đại Soái

14/09/2021
Một vở cải lương do các học viên khóa "Đào tạo khán giả cải lương" dàn dựng.

Níu người trẻ trở lại với cải lương

10/02/2022
Nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh nguyện dành phần đời còn lại cho Phật Pháp

Nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh nguyện dành phần đời còn lại cho Phật Pháp

21/07/2021
Lưu giữ nghệ thuật truyền thống qua artbook song ngữ ảnh 1

Lưu giữ nghệ thuật truyền thống qua artbook song ngữ

05/10/2021
Cố NSƯT Phương Quang.

Cố nghệ sĩ Phương Quang – ‘ông vua’ hiền hậu của làng sân khấu

0
NS Bạch Mai, Bo Bo Hoàng, Thanh Thế, Thanh Hoàng trong vở "Chung Vô Diệm"

Sau mổ tim, Thanh Thế tái xuất vai Đào Tam Xuân

0
Luật ngầm ở showbiz Việt: Những ràng buộc phức tạp - Ảnh 2.

Luật ngầm ở showbiz Việt: Những ràng buộc phức tạp

0
NSƯT Vũ Linh kể về thời đỉnh cao đi hát. ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH

NSƯT Vũ Linh: Tôi từng hát cho 12.000 người, ngồi đếm cát sê từ trưa đến chiều

0
Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Ảnh 2.

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III

08/04/2022
Mai Vàng nhân ái thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến

08/04/2022
NSƯT Vũ Linh: Tôi mãi là người đưa đò - Ảnh 1.

NSƯT Vũ Linh: “Tôi mãi là người đưa đò”

16/02/2022
Cần đưa Đờn ca tài tử - Cải lương vào lộ trình du lịch của các địa phương (ảnh minh họa)

Đẩy mạnh triển khai Chiến lược Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026: Đờn ca tài tử – Cải lương “dấn thân” vào văn hóa nước bạn

11/02/2022

Recent News

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Ảnh 2.

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III

08/04/2022
17
Mai Vàng nhân ái thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến

08/04/2022
12
NSƯT Vũ Linh: Tôi mãi là người đưa đò - Ảnh 1.

NSƯT Vũ Linh: “Tôi mãi là người đưa đò”

16/02/2022
57
Cần đưa Đờn ca tài tử - Cải lương vào lộ trình du lịch của các địa phương (ảnh minh họa)

Đẩy mạnh triển khai Chiến lược Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026: Đờn ca tài tử – Cải lương “dấn thân” vào văn hóa nước bạn

11/02/2022
59

Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long, nhạc xưa cổ

Follow Us

Chuyên mục

  • Cải lương hồ quảng
  • Cải lương phật giáo
  • Cải lương tuồng cổ
  • Cải lương xã hội
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Liveshow cải lương
  • Tân cổ giao duyên
  • Tin tức
  • Trích đoạn cải lương

Recent News

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Ảnh 2.

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III

08/04/2022
Mai Vàng nhân ái thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến

08/04/2022
  • Privacy & Policy
  • Liên hệ

© 2021 Cải lương Việt - Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Xã hội
  • Trích đoạn
  • Tân cổ
  • Liveshow
  • Tuồng cổ
  • Phật giáo

© 2021 Cải lương Việt - Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

Add New Playlist