• Privacy & Policy
  • Liên hệ
Cải lương Việt
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Xã hội
  • Trích đoạn
  • Tân cổ
  • Liveshow
  • Tuồng cổ
  • Phật giáo
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Xã hội
  • Trích đoạn
  • Tân cổ
  • Liveshow
  • Tuồng cổ
  • Phật giáo
No Result
View All Result
Cải lương Việt
No Result
View All Result
Home Chuyện nghệ sĩ

NSND Kim Cương: “Kỳ nữ” sân khấu Việt Nam

09/06/2021
in Chuyện nghệ sĩ
Reading Time: 9 mins read
0 0
A A
0
NSND Kim Cương và NSUT Hữu Châu trên sân khấu

NSND Kim Cương và NSUT Hữu Châu trên sân khấu

0
SHARES
12
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

(CLV) – NSND Kim Cương là một trong số ít nghệ sĩ tài danh nổi trội đặc biệt. Bà là con nhà nòi (mẹ là NSND Bảy Nam, dì ruột là NS tài danh Năm Phỉ); năm lên 16 tuổi bà chính thức hát trên sân khấu và thành công với vai A Liễu trong vở Giai nhân và ác quỷ. Đến độ tuổi 18, 19, bà đã được báo giới và công chúng tặng biệt danh là “Kỳ nữ”.

Tài hoa bẩm sinh

Mới 10 ngày tuổi, bé Kim Cương đã được theo mẹ ra sân khấu trong vai con của Thị Mầu… Chính nhờ được nuôi dưỡng trong môi trường nghệ thuật, trôi nổi theo cuộc đời vất vả gian nan của mẹ – vừa làm đào hát, vừa là bầu gánh; những khúc quanh cuộc đời của dì, của mẹ trong nghề hát với những “cuộc chiến” đầy cay đắng, tủi cực bên cạnh hào quang danh vọng đã góp phần hun đúc bản lĩnh cho Kim Cương, giúp bà trưởng thành từ những trải nghiệm của những người thân trong gia đình.

NSND Kim Cương và NSUT Hữu Châu trên sân khấu
NSND Kim Cương và NSUT Hữu Châu trên sân khấu

10 tuổi mồ côi cha, nhưng Kim Cương không được theo mẹ và gánh Đại Phước Cương lưu diễn ở các tỉnh. NS Năm Phỉ và NS Bảy Nam không muốn đứa con gái nhỏ dấn thân vào nghiệp hát, mặc dù đó là nghiệp của gia đình. Kim Cương được gởi cho các masoeur ở Chợ Lớn. Tuy nhiên, định mệnh đã sẵn dành cho cô gái trẻ một vị trí quan trọng trên con đường nghệ thuật. Đến năm 16 tuổi, khi gánh hát đang gian nan, Kim Cương đã được mẹ trao vai chính trong vở Giai nhân và Ác quỷ. Từ đó bà chính thức bước theo nghiệp sân khấu của gia đình.

Vốn thông minh, tài hoa bẩm sinh, với nét duyên sân khấu và vẻ linh hoạt đặc biệt, bà không chỉ thành công ở lĩnh vực cải lương, mà còn mạnh dạn hát “tân nhạc” rồi tham gia sân khấu kịch với “quái kiệt” Trần Văn Trạch… bà đều chứng tỏ biệt tài. Nổi danh sớm, bà được các hãng phim chào mời và cũng nhanh chóng có nhiều vai diễn ấn tượng ở lĩnh vực điện ảnh.

Trước 1975, có thể nói bà là diễn viên trẻ đầu tiên “mang chuông đi đánh xứ người” (vai Điêu Thuyền, tiết mục cải lương Phụng Nghi Đình diễn tại Đức cùng NSND Phùng Há và GS-TS Trần Văn Khê trong hội thảo sân khấu do UNESCO tổ chức và tại trung tâm Nghiên cứu nguyên tử lực châu Âu ở Thuỵ Sĩ). Họ biểu diễn với tư cách cá nhân, nhưng đã làm khán giả ở nước ngoài thán phục và biết về nghệ thuật ca diễn của Việt Nam. Năm 1974 bà đoạt giải Nữ diễn viên điện ảnh xuất sắc và giải Đối thoại hay tại LHP Châu Á – Thái Bình Dương trong bộ phimNgười chồng bất đắc dĩ…

Đầu thập niên 70, giữa lúc sân khấu cải lương đang thời hoàng kim tại Sàigòn, còn kịch nói chỉ mới có vài ban (nhóm) nhỏ, nhưng bà đã sớm cảm nhận kịch nói mới phù hợp xu thế thời đại, nên mạnh dạn lập Đoàn kịch nói Kim Cương (năm 1971) và tập trung đầu tư công sức, sáng tạo, xây dựng hàng loạt vở diễn tâm lý xã hội, đưa đoàn kịch mỗi ngày một phát triển. Tố chất làm bầu – quản lý một tập thể, sáng tác kịch bản, lèo lái cả “con thuyền nghệ thuật” là đặc điểm bà thụ hưởng từ mẹ, song, bà may mắn hơn mẹ về thời điểm khởi nghiệp, phần khác nhờ bản lĩnh của bà linh hoạt, đặc biệt quyết đoán, cứng cỏi trong vai trò quản lý nên bà đã đặt được dấu ấn tên mình vào lịch sử phát triển sân khấu Nam bộ.

Trước ngày đất nước thống nhất, Đoàn kịch Kim Cương được công chúng và báo giới đánh giá là một trường phái kịch nói tiêu biểu của sân khấu miền Nam nói riêng, Việt Nam nói chung. Sau năm 1975, Đoàn kịch nói Kim Cương cũng vẫn giữ được phong cách kịch rất riêng, khai thác sâu sắc những câu chuyện gia đình, tình yêu, hôn nhân và đặc biệt thành công trong việc mô tả, thể hiện tình mẫu tử, mang tính giáo dục cao.

Khi lớn tuổi, bà dần rút khỏi các hoạt động nghệ thuật, chuyển tâm huyết sang hoạt động xã hội và tiếp tục nổi trội trong công tác này. Suốt hơn 15 năm qua, bà được tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch thứ nhất Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi TP, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo.

Thành công không chỉ nhờ tài hoa

Ở lĩnh vực kịch nói, bà là một trong số nghệ sĩ có công khai phá “mảnh đất” màu mỡ này và đặt lên đó những dấu ấn khó phai trong lòng công chúng suốt gần 3 thập kỷ. Cho đến nay, “kịch Kim Cương” vẫn là một dòng kịch không thể thiếu nếu đề cập đến lịch sử phát triển của nghệ thuật sân khấu miền Nam Việt Nam.

NSND Kim Cương, NSND Minh Vương, NSND Thanh Tuấn và NSND Lệ Thủy. ẢNH: H.K
NSND Kim Cương, NSND Minh Vương, NSND Thanh Tuấn và NSND Lệ Thủy. ẢNH: H.K

Trên sân khấu, bà thành công với nhiều vai trò: tác giả, đạo diễn, diễn viên chính và quản lý. Bà là một nghệ sĩ nhạy cảm, dễ dàng thành công với các nhân vật nữ yếu đuối, bà khóc rất giỏi trên sân khấu và dễ dàng lấy nước mắt khán giả; trong hậu trường, ở vai trò quản lý, bà đặc biệt bản lĩnh, cứng rắn, thậm chí là “độc quyền”. Chính cá tính này đã giúp bà đưa đoàn kịch vững vàng vượt qua nhiều sóng gió trước biến thiên thời cuộc.

Đoàn kịch nói Kim Cương nổi tiếng là một trong số rất ít đoàn nghệ thuật tư nhân có kỷ luật, kỷ cương. Bà từng thổ lộ: “Với tôi, với đoàn kịch Kim Cương, sự nghiêm túc trên sân khấu luôn là yếu tố quyết định. Kịch Kim Cương đâu phải vở nào cũng hay, nhưng sự nghiêm túc thì không bao giờ được xem nhẹ.”

Không chỉ xây dựng kỷ luật sau cánh màn nhung, bà còn xây dựng một không khí xem kịch rất nghiêm túc. Mỗi đêm diễn luôn có tám bảo vệ giữ trật tự, bảo đảm không cho con nít khóc, không để người lớn nói chuyện ồn ào, ảnh hưởng người khác thưởng thức nghệ thuật. Mỗi suất mở màn, đoàn kịch luôn có lời nhắn nhủ khán giả: giữ trật tự, tập trung thưởng thức trọn vẹn những gì nghệ sĩ nỗ lực cống hiến. Còn bên trong cánh gà, nhất là khi sắp đến giờ biểu diễn, hậu trường phải tuyệt đối yên lặng, nghệ sĩ nuôi dưỡng cảm xúc, khi hóa trang và thay đổi phục trang cũng là thời khắc diễn viên hóa trang tâm hồn nhân vật; và tới giờ diễn thì bên trong luôn ở tư thế sẵn sàng hỗ trợ cho nghệ sĩ biểu diễn ngoài sân khấu.

Sự nghiêm túc đó chính là trân trọng mình, trân trọng nghề, bạn diễn và công chúng. Đó cũng là phong cách của sân khấu Kim Cương. Bà rất kỹ tính, bên trong hậu trường phải luôn gọn gàng. Mỗi nghệ sĩ có bàn trang điểm riêng và phải bảo đảm sự ngăn nắp, sạch sẽ. Bản thân bà luôn làm gương về điều này, cho nên hầu như không nghệ sĩ nào bước vào hậu trường Đoàn kịch Kim Cương mà không lưu ý qui tắc này.

Có một điều gần như bất di bất dịch là bàn trang điểm của bà luôn được kê sát cánh gà, bởi bà muốn theo sát từng diễn biến ngoài sân khấu, nếu bất chợt nghệ sĩ cao hứng “cương” ẩu (diễn ra ngoài kịch bản) là bà nhắc nhở ngay.

Vào sân khấu, bà hoàn toàn sống với sân khấu, không chỉ thuộc vai diễn của mình từng chữ, từng câu mà còn nằm lòng từng vai diễn, từng lớp diễn, chỗ nào sân khấu phải lên đèn, xuống đèn, mỗi nhấn nhá của kỹ thuật âm thanh.

Bà thổ lộ: “Mỗi đêm hát với tôi rất thiêng liêng, cần sự phối hợp của tất cả bộ phận: diễn viên, âm thanh, ánh sáng, hậu đài… và đặc biệt là sự hưởng ứng của khán giả. Khán giả phải tôn trọng sân khấu, toàn tâm toàn ý thưởng thức nghệ thuật thì người nghệ sĩ mới có thể thăng hoa…”

Cộng lại tất cả những vinh quang nhất bà được hưởng, cả những gì bà cống hiến cho nghệ thuật và cuộc đời, NSND Kim Cương quả là một Kỳ nữ của Sân khấu Việt Nam mà cho đến nay chưa có nghệ sĩ nào vượt qua được. Bà được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân vào tháng 4/2012.

Hơn 40 năm theo nghệp sân khấu, NSND Kim Cương có đến 200 vai diễn trong đó rất nhiều vai được khán giả yêu mến, nhắc nhớ; đặc biệt bà đã viết hơn 60 tác phẩm sân khấu (đa phần ký bút danh Hoàng Dũng) và được Guiness Việt Nam công nhận là nữ tác giả có nhiều tác phẩm kịch nhất. Các tác phẩm tiểu biểu, có tuổi thọ cao, được dàn dựng nhiều lần và được nhiều người yêu thích, nhắc nhớ là: Lá sầu riêng, Dưới hai màu áo, Chiều cao vực thẳm, Người tình trễ xe, Sắc hoa màu nhớ, Bông hồng cài áo, Huyền thoại mẹ, Nhân danh công lý, Người mua hạnh phúc, Trà Hoa Nữ, Nụ hôn đầu xuân… Nhân vật trung tâm trong các tác phẩm của bà hầu hết là hình tượng người phụ nữ, đa phần truân chuyên, cuộc đời nhiều nước mắt; Nổi bật trên hết là hình tượng người mẹ với tình yêu con vô bờ bến, vô điều kiện, luôn độ lượng và bền bỉ đến chết…

Hoàng Thi

Đánh giá bài viết
Continue Reading
Tags: cải lươngkim cươngnghệ sĩ nhân dânsân khấusự nghiệp
ShareTweetShare
Previous Post

Đông đảo nghệ sĩ tiễn biệt “Vua vọng cổ” Viễn Châu

Next Post

“Vua vọng cổ” – bậc hiền tài của nghệ thuật cải lương

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Ảnh 2.
Tin tức

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III

08/04/2022
0
10

(CLV) - Tối 7-4, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, phối hợp UBND thành phố Cần Thơ đã...

Read more
Cần đưa Đờn ca tài tử - Cải lương vào lộ trình du lịch của các địa phương (ảnh minh họa)

Đẩy mạnh triển khai Chiến lược Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026: Đờn ca tài tử – Cải lương “dấn thân” vào văn hóa nước bạn

11/02/2022
44
Một vở cải lương do các học viên khóa "Đào tạo khán giả cải lương" dàn dựng.

Níu người trẻ trở lại với cải lương

10/02/2022
140
Mai Vàng nhân ái thăm gia đình 5 nghệ sĩ qua đời trong đợt dịch Covid-19 - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm gia đình 5 nghệ sĩ qua đời trong đợt dịch Covid-19

14/10/2021
38
Nam ca sỹ trẻ Isaac trong "Song lang" (2018), bộ phim tái hiện thời kỳ vàng son của nghệ thuật cải lương Việt Nam. (Ảnh: CGV)

Kêu gọi người trẻ kể chuyện và lan tỏa giá trị của cải lương

13/10/2021
48
Next Post

"Vua vọng cổ" – bậc hiền tài của nghệ thuật cải lương

TP.HCM hoàn chỉnh hồ sơ bảo tồn nghệ thuật cải lương

Bí mật cuộc đời "Nữ hoàng sân khấu Thanh Nga"

Plugin Install : Widget Tab Post needs JNews - View Counter to be installed
  • Trending
  • Comments
  • Latest
Cải lương hồ quảng Châu Du Đại Soái

Châu Du Đại Soái

14/09/2021
Nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh nguyện dành phần đời còn lại cho Phật Pháp

Nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh nguyện dành phần đời còn lại cho Phật Pháp

21/07/2021
Lưu giữ nghệ thuật truyền thống qua artbook song ngữ ảnh 1

Lưu giữ nghệ thuật truyền thống qua artbook song ngữ

05/10/2021
NSƯT Phượng Hằng, nghệ sĩ Châu Thanh tại chương trình Dấu ấn huyền thoại - Ảnh 2.

NSƯT Phượng Hằng: Đỉnh cao của phụ nữ là gia đình

06/08/2021
Cố NSƯT Phương Quang.

Cố nghệ sĩ Phương Quang – ‘ông vua’ hiền hậu của làng sân khấu

0
NS Bạch Mai, Bo Bo Hoàng, Thanh Thế, Thanh Hoàng trong vở "Chung Vô Diệm"

Sau mổ tim, Thanh Thế tái xuất vai Đào Tam Xuân

0
Luật ngầm ở showbiz Việt: Những ràng buộc phức tạp - Ảnh 2.

Luật ngầm ở showbiz Việt: Những ràng buộc phức tạp

0
NSƯT Vũ Linh kể về thời đỉnh cao đi hát. ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH

NSƯT Vũ Linh: Tôi từng hát cho 12.000 người, ngồi đếm cát sê từ trưa đến chiều

0
Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Ảnh 2.

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III

08/04/2022
Mai Vàng nhân ái thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến

08/04/2022
NSƯT Vũ Linh: Tôi mãi là người đưa đò - Ảnh 1.

NSƯT Vũ Linh: “Tôi mãi là người đưa đò”

16/02/2022
Cần đưa Đờn ca tài tử - Cải lương vào lộ trình du lịch của các địa phương (ảnh minh họa)

Đẩy mạnh triển khai Chiến lược Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026: Đờn ca tài tử – Cải lương “dấn thân” vào văn hóa nước bạn

11/02/2022

Recent News

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Ảnh 2.

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III

08/04/2022
10
Mai Vàng nhân ái thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến

08/04/2022
6
NSƯT Vũ Linh: Tôi mãi là người đưa đò - Ảnh 1.

NSƯT Vũ Linh: “Tôi mãi là người đưa đò”

16/02/2022
29
Cần đưa Đờn ca tài tử - Cải lương vào lộ trình du lịch của các địa phương (ảnh minh họa)

Đẩy mạnh triển khai Chiến lược Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026: Đờn ca tài tử – Cải lương “dấn thân” vào văn hóa nước bạn

11/02/2022
44

Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long, nhạc xưa cổ

Follow Us

Chuyên mục

  • Cải lương hồ quảng
  • Cải lương phật giáo
  • Cải lương tuồng cổ
  • Cải lương xã hội
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Liveshow cải lương
  • Tân cổ giao duyên
  • Tin tức
  • Trích đoạn cải lương

Recent News

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Ảnh 2.

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III

08/04/2022
Mai Vàng nhân ái thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến

08/04/2022
  • Privacy & Policy
  • Liên hệ

© 2021 Cải lương Việt - Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Xã hội
  • Trích đoạn
  • Tân cổ
  • Liveshow
  • Tuồng cổ
  • Phật giáo

© 2021 Cải lương Việt - Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

Add New Playlist