• Privacy & Policy
  • Liên hệ
Cải lương Việt
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Xã hội
  • Trích đoạn
  • Tân cổ
  • Liveshow
  • Tuồng cổ
  • Phật giáo
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Xã hội
  • Trích đoạn
  • Tân cổ
  • Liveshow
  • Tuồng cổ
  • Phật giáo
No Result
View All Result
Cải lương Việt
No Result
View All Result
Home Chuyện nghệ sĩ

NSND Viễn Châu: Soạn giả kỳ tài và “tình anh bán chiếu”

01/06/2021
in Chuyện nghệ sĩ
Reading Time: 9 mins read
0 0
A A
0
NSND Viễn Châu với cây đàn tranh huyền ảo.

NSND Viễn Châu với cây đàn tranh huyền ảo.

1
SHARES
13
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

(CLV) –Trong giới cải lương miền Nam đã từng tôn vinh nghệ sĩ kiêm soạn giả Viễn Châu (1924-2016) là “Vua của những vua cải lương”. Trước hết ông là “Vua” đàn tranh trổ tài những ngón luyến láy nỉ non như giọt lệ đau buồn và lại khi tuôn tràn như ánh nắng bên suối ngàn thác lũ. Chưa hết ông còn là “Vua” sáng tác tại chỗ theo yêu cầu riêng của hàng chục nghệ sĩ. Mà từ những bài bản này họ thành danh.

Đời nghệ sĩ gió sương với cung “Hồn chiến sĩ”

Nghệ sĩ Viễn Châu (tên thật Huỳnh Trí Bá) là con thứ sáu của một gia đình vọng tộc giàu có ở Trà Vinh nhưng lại ham mê đàn ca tài tử. Mặc dù được gia đình thuê những bậc túc nho dạy dỗ từ nhỏ với “Tứ thư – Ngũ kinh” nhưng khi lớn lên, cậu Bảy Bá chỉ sa vào đàn ca sáo nhị. Suốt ngày cậu Bá loanh quanh với nhóm tài tử hát xướng và học lỏm những ngón đàn tài hoa. Nhất là đàn tranh cậu Bá mê như điếu đổ. Nhiều khi quên cả ăn, hai bàn tay tập dạo trên phím đàn cứ như múa vậy.

Ở tuổi 15, Bảy Bá đã làm gia đình và khán giả ngạc nhiên vì những ngón đàn như khóc như than qua cung nhạc buồn hoài vọng. Chúng âm vang não nề về thân phận của con người. Phải vậy chăng mà cậu Bá sớm tham gia cách mạng thể hiện lòng căm thù giặc Pháp khi chúng tái chiếm Đông Dương và xâm lược nước ta (cuối năm 1945).

NSND Viễn Châu.
NSND Viễn Châu.

Ngay lập tức Bảy Bá viết vở tuồng “Hồn chiến sĩ” để cổ vũ cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Ủy ban kháng chiến tại huyện Trà Cú (Trà Vinh) đã tổ chức biểu diễn lấy tiền góp quỹ cách mạng. Nhưng đến khi Trà Vinh bị giặc Pháp chiếm giữ, Bảy Bá đành bỏ quê Đôn Châu lên Sài Gòn để làm nghệ thuật. Tuy vậy Bảy Bá vẫn bí mật tìm đến Ban công tác thành ở Sài Gòn để hoạt động. Ít lâu sau, Bảy Bá bị giặc bắt cùng một nhóm đang rải truyền đơn cách mạng và chịu tù đầy ở trại giam Cẩm Giang (Tây Ninh-1947). Hai năm sau Bảy Bá mới được thả. Đời nghệ sĩ chuyên nghiệp của Bảy Bá thực sự bắt đầu từ khi viết vở cải lương “Nát cánh hoa rừng” với nghệ danh Viễn Châu (1950).

Cũng bắt đầu từ đây ngón đàn tranh của ông càng tỏ nên thống thiết với hồn chiến sĩ lãng du. Viễn Châu làm sửng sốt người nghe và nhỏ lệ theo tiếng đàn như khóc than. Ông nổi tiếng là một trong ba người chơi đàn cao thủ nhất lúc bấy giờ cùng với Năm Cơ (đàn kìm, sến) và Văn Vỹ (Ghi ta). Sau khi viết vở cải lương “Nát cánh hoa rừng”, Viễn Châu được nhiều đoàn hợp tác, đặt hàng viết kịch mục biểu diễn. Cùng với đó là các hãng đĩa băng Sài Gòn đều đến xin thu nhạc. Những ngón đàn của ông hàng ngày vang trên làn sóng phát thanh. Nghệ sĩ Viễn Châu là người vừa chơi đàn, vừa viết vở và còn sáng tác những ca khúc nên rất đắt hàng. Do được học hành chữ nghĩa nghiêm túc, bài bản nên những sáng tác của Viễn Châu khá sâu sắc gây rung động lòng người.

Trong hơn mười năm Viễn Châu tung hoành khắp nơi khắp chốn. Cái tên soạn giả Viễn Châu luôn xuất hiện trong những đêm diễn với các vở nổi tiếng như “Chuyện tình Hàn Mạc Tử”, “Chuyện tình Lan và Điệp”, “Hoa Mộc lan”; hoặc còn đó là những vở lừng danh: “Sau bức màn thương”, “Nát cánh hoa rừng”. “Quân vương và thiếp”… Sức làm việc của Viễn Châu thật phi thường với 70 vở tuồng đã được trình diễn. Đó là bao đêm thức trắng viết kịch và sáng tác những bài bản cải lương.

Đặc biệt ông là người có công cải biên cải lương khi kết hợp tân nhạc với làn điệu vọng cổ. Đó là một sắc thái mới lạ mà ông chịu biết bao chỉ trích và bị cho là kẻ phá nát nhạc truyền thống. Nhưng ông vẫn kiên trì theo đuổi hàng chục năm. Cái mới lạ đã được khán giả đón nhận và các nghệ sĩ có đất sáng tạo trong làn hơi và giọng ca. Trong giới cải lương coi ông là cha đẻ của thể loại “Tân cổ giao duyên”.

Kỷ lục gia bản ca vọng cổ

Điều rất kỳ lạ ở chỗ soạn giả Viễn Châu viết ứng tác rất nhanh theo đơn đặt hàng của các hãng băng đĩa và yêu cầu của các nghệ sĩ cải lương. Như ta đã biết một ca khúc luôn gắn liền với tên tuổi của ai đó. Nếu nghệ sĩ thành công mới được nhập xới cải lương. Đặc biệt với những ca sĩ mới vào làng nghề luôn mong mỏi có bài hát riêng cho mình. Hàng chục nghệ sĩ đều tìm đến Viễn Châu xin bài.

Soạn giả Viễn Châu bao giờ cũng nghe thử giọng hát để đánh giá mức độ phù hợp với nội dung và những bài ca sẽ được viết ra. Hầu hết họ đã gặp may vì có ông thẩm định và viết bài riêng làm cho nổi bật chất giọng của mình. Nếu có tài năng thực sự, các nghệ sĩ mới được phân vai trong các vở diễn. Nhiều cái tên đã thành danh qua bản ca vọng cổ của ông như “Tình anh bán chiếu” (Út Trà Ôn); “Tiếng trống tàn canh” (Thành Được); “Quan âm Thị Kính” (Lệ Thủy); Hay như “Tu là phúc cội” (Minh Cảnh). “Lắng tiếng chuông ngân” (Thanh Nga), “Áo đắp mộ người yêu” (Ngọc Giầu)…

Sự ưu ái của soạn giả Viễn Châu với các nghệ sĩ đã tạo dựng được khá nhiều ngôi sao trẻ thập niên 60. NSND Ngọc Giầu đã có lần khẳng định: “Không có Viễn Châu là không có Ngọc Giầu cũng như gần hết các tên tuổi cải lương nổi tiếng của thời hoàng kim trên sân khấu cải lương”. Nhiều người còn nói ông “xuất khẩu thành vọng cổ”. Nghệ sĩ Hữu Phước nhớ lại khi mới đi ca, tuy có giọng nhưng chưa có bài để thu đĩa nên đã đặt ông viết ngay trước khi vào thu. Đây là cuộc gặp gỡ tình cờ khi soạn giả Viễn Châu đến Hãng đĩa Hồng Hoa chơi.

Ngỡ nói cho vui nhưng không ngờ Viễn Châu nhận lời liền. Sau khi nghe thử giọng hát Hữu Phước, ông nhíu mắt trong mơ tưởng rồi thảo liền ba câu đầu vọng cổ. Lời ca vang lên da diết thể hiện tình cảm của một người con đi xa nhớ đến mẹ ở quê hương. Ông đưa cho Hữu Phước cùng ban nhạc vào phòng thu trước rồi ở ngoài viết tiếp ba câu sau. Đúng là thu đi thu lại thấy mỹ mãn, Hữu Phước trở ra cũng là lúc Viễn Châu hoàn chỉnh xong bản vọng cổ sáu câu. Đó chính là bài ca “Nhớ mẹ” nổi tiếng cho đến tận ngày nay.

NSND Viễn Châu với cây đàn tranh huyền ảo.
NSND Viễn Châu với cây đàn tranh huyền ảo.

Kiểu sáng tác “Đo ni đóng giày” cho các nghệ sĩ đó mà Viễn Châu đã tạo nên một đội ngũ nghệ sĩ cải lương rất tài năng. Thật đặc biệt ông còn có công tạo dựng được những tên tuổi chuyên hát vọng cổ “Hài”. Gương mặt nổi bật vào cuối thập niên 60 là cái tên lừng danh Văn Hường. Nghệ sĩ này luôn duyên dáng gây cười làm say mê bao người qua các bài bản: “Đêm tân hôn”, “Tôi đi làm rể”, “Vợ tôi tôi sợ”, “Vợ tôi nói tiếng Tây”… Đây quả là lĩnh vực sáng tạo mới của soạn giả Viễn Châu khi vận dụng được sự gắn kết giữa tân nhạc và vọng cổ. Đến nay không ai ngờ ông đã sáng tác được tới 2.000 bản ca vọng cổ gắn bó với hàng trăm nghệ sĩ cải lương miền Nam. Đặc biệt trong số này có bản “Tình anh bán chiếu” mà ai cũng đều nhớ đến.

Niệm khúc “Tình anh bán chiếu”

Người đặt hàng cho soạn giả Viễn Châu viết bài cho giọng ca Út Trà Ôn lại chính là Giám đốc Hãng đĩa Hoa Hồng (vào năm 1951). Soạn giả Viễn Châu có lần đã tâm sự rằng, tuy nhận lời nhưng chưa thể viết ngay vì bận việc. Ít lâu sau tình cờ khi theo thuyền đi từ Cà Mau tới ngã Bảy bến chợ nổi Phụng Hiệp (Hậu Giang) thì dừng chân lên bờ. Chợt ông nhìn thấy một anh chàng bán chiếu ngồi thẫn thờ trên bến với những chiếc chiếu hoa mới. Khi đó trên sông lại diễn ra cảnh một lễ cưới rộn rã tưng bừng. Gương mặt anh bán chiếu buồn man mác nhìn theo hình bóng cô dâu. Bất ngờ một câu chuyện tình lỡ làng lóe lên trong tâm tưởng của soạn giả Viễn Châu.

Lời bài ca được cất lên với nỗi ai oán của người bán chiếu đối với cô gái mà mình đã đem lòng yêu mến. Anh đã ngày đêm dệt chiếu hoa theo lời đặt hàng của nàng. Nhưng khi trở lại nơi hẹn biết tin cô đã đi lấy chồng. Lòng chàng buồn muôn nỗi như dòng sông cuộn sóng. Trên đường về Sài Gòn đêm ấy, soạn giả Viễn Châu viết xong bi khúc “Tình anh bán chiếu”. Út Trà Ôn lập tức gây chấn động làng cải lương miền nam qua bản vọng cổ này. Bởi ca khúc mang tâm trạng muôn thuở về tình yêu. Đó là sự tiếc nuối và niềm đau khôn dấu với hình ảnh “Sông sâu bên lở bên bồi/ Tình anh bán chiếu muôn đời không phai”.

Vương Tâm

5/5 - (2 bình chọn)
Tags: đàn ca tài tửNghệ sĩ cải lươngtài năngViễn Châu
ShareTweetShare
Previous Post

Nghệ thuật biểu diễn lo mất người, mất khán giả

Next Post

NSƯT Ngọc Huyền tiết lộ 2 bức hình vô giá trong đám cưới ‘đôi nghệ sĩ tài hoa đẹp đôi nhất thập niên 1990’

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Một vở cải lương do các học viên khóa "Đào tạo khán giả cải lương" dàn dựng.
Tin tức

Níu người trẻ trở lại với cải lương

10/02/2022
0
366

(CLV) - "Cải lương đang hấp hối". "Cải lương lạc hậu, thụt lùi trong nhịp sống hôm nay". "Cải lương...

Read more
Ngân Quỳnh: Bỏ cải lương để giữ sinh mệnh cho con, "bị ép" phải đổi nghệ danh

Ngân Quỳnh: Bỏ cải lương để giữ sinh mệnh cho con, “bị ép” phải đổi nghệ danh

10/10/2021
23
Chuyện hôn nhân trái ngược của chị em nghệ sĩ cải lương Thanh Hằng - Ngân Quỳnh - 1

Chuyện hôn nhân trái ngược của chị em nghệ sĩ cải lương Thanh Hằng – Ngân Quỳnh

06/10/2021
28
Gia tộc cải lương lừng lẫy của NSƯT Bảo Quốc - 3

Nhan sắc ‘tứ đại mỹ nhân’ Sài Gòn xưa: Cố NSƯT Thanh Nga mãi là ‘Nữ hoàng sân khấu’ trong lòng công chúng

04/10/2021
20
nghe-si-xom-lo-gach

Nghệ sĩ xóm lò gạch

25/09/2021
7
Next Post
Ngọc Huyền đăng ảnh cưới 1

NSƯT Ngọc Huyền tiết lộ 2 bức hình vô giá trong đám cưới 'đôi nghệ sĩ tài hoa đẹp đôi nhất thập niên 1990'

Nghệ sĩ Lê Thanh Thảo xúc động kể về chàng trai bán vé số trong chuyến bay cuối ngày - Ảnh 1.

Nghệ sĩ Lê Thanh Thảo xúc động kể về chàng trai bán vé số trong chuyến bay cuối ngày

NSND Thanh Tuấn

NSND Thanh Tuấn – người con đất Quảng bén duyên với nghệ thuật cải lương từ những viên kẹo đường

Plugin Install : Widget Tab Post needs JNews - View Counter to be installed
  • Trending
  • Comments
  • Latest
Cải lương hồ quảng Châu Du Đại Soái

Châu Du Đại Soái

14/09/2021
Một vở cải lương do các học viên khóa "Đào tạo khán giả cải lương" dàn dựng.

Níu người trẻ trở lại với cải lương

10/02/2022
Nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh nguyện dành phần đời còn lại cho Phật Pháp

Nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh nguyện dành phần đời còn lại cho Phật Pháp

21/07/2021
Lưu giữ nghệ thuật truyền thống qua artbook song ngữ ảnh 1

Lưu giữ nghệ thuật truyền thống qua artbook song ngữ

05/10/2021
Cố NSƯT Phương Quang.

Cố nghệ sĩ Phương Quang – ‘ông vua’ hiền hậu của làng sân khấu

0
NS Bạch Mai, Bo Bo Hoàng, Thanh Thế, Thanh Hoàng trong vở "Chung Vô Diệm"

Sau mổ tim, Thanh Thế tái xuất vai Đào Tam Xuân

0
Luật ngầm ở showbiz Việt: Những ràng buộc phức tạp - Ảnh 2.

Luật ngầm ở showbiz Việt: Những ràng buộc phức tạp

0
NSƯT Vũ Linh kể về thời đỉnh cao đi hát. ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH

NSƯT Vũ Linh: Tôi từng hát cho 12.000 người, ngồi đếm cát sê từ trưa đến chiều

0
Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Ảnh 2.

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III

08/04/2022
Mai Vàng nhân ái thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến

08/04/2022
NSƯT Vũ Linh: Tôi mãi là người đưa đò - Ảnh 1.

NSƯT Vũ Linh: “Tôi mãi là người đưa đò”

16/02/2022
Cần đưa Đờn ca tài tử - Cải lương vào lộ trình du lịch của các địa phương (ảnh minh họa)

Đẩy mạnh triển khai Chiến lược Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026: Đờn ca tài tử – Cải lương “dấn thân” vào văn hóa nước bạn

11/02/2022

Recent News

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Ảnh 2.

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III

08/04/2022
17
Mai Vàng nhân ái thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến

08/04/2022
11
NSƯT Vũ Linh: Tôi mãi là người đưa đò - Ảnh 1.

NSƯT Vũ Linh: “Tôi mãi là người đưa đò”

16/02/2022
57
Cần đưa Đờn ca tài tử - Cải lương vào lộ trình du lịch của các địa phương (ảnh minh họa)

Đẩy mạnh triển khai Chiến lược Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026: Đờn ca tài tử – Cải lương “dấn thân” vào văn hóa nước bạn

11/02/2022
53

Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long, nhạc xưa cổ

Follow Us

Chuyên mục

  • Cải lương hồ quảng
  • Cải lương phật giáo
  • Cải lương tuồng cổ
  • Cải lương xã hội
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Liveshow cải lương
  • Tân cổ giao duyên
  • Tin tức
  • Trích đoạn cải lương

Recent News

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Ảnh 2.

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III

08/04/2022
Mai Vàng nhân ái thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến

08/04/2022
  • Privacy & Policy
  • Liên hệ

© 2021 Cải lương Việt - Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Xã hội
  • Trích đoạn
  • Tân cổ
  • Liveshow
  • Tuồng cổ
  • Phật giáo

© 2021 Cải lương Việt - Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

Add New Playlist