Thăng hoa với chương trình "Cải lương tuồng cổ Việt Nam và Triều kịch Quảng Đông Trung Quốc"

Thăng hoa với chương trình "Cải lương tuồng cổ Việt Nam và Triều kịch Quảng Đông Trung Quốc"

Chưa phân loại
01/03/2019
550 Lượt xem

Chương trình nằm trong khuôn khổ lễ hội Nguyên tiêu hàng năm của quận 5, vào đúng ngày lễ vía Ông và các hoạt động kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển nghệ thuật Sân khấu Cải lương Việt Nam (1918 – 2018).
Tối 27-2, tại Hội quán Nghĩa An, Trung tâm Văn hóa Quận 5 cùng Hội quán Nghĩa An tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Cải lương tuồng cổ Việt Nam và Triều kịch Quảng Đông Trung Quốc” với sự tài trợ Công Ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Công Ty Cổ phần Green Horizon.

Một cảnh trong chương trình giao lưu nghệ thuật Việt - Trung. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Một cảnh trong chương trình giao lưu nghệ thuật Việt – Trung. Ảnh: HOÀNG HÙNG


Chương trình nằm trong khuôn khổ lễ hội Nguyên tiêu hàng năm của quận 5, vào đúng ngày lễ vía Ông và các hoạt động kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển nghệ thuật Sân khấu Cải lương Việt Nam (1918 – 2018).
Đây cũng là đêm giao lưu văn hóa đặc biệt, góp phần quảng bá loại hình nghệ thuật truyền thống của hai nước, đồng thời đem lại những món ăn tinh thần hấp dẫn đến người dân thành phố, đặc biệt là khán giả người Hoa ở quận 5.
Ban tổ chức tặng hoa cho nhà tài trợ trước khi chương trình bắt đầu. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Ban tổ chức tặng hoa cho nhà tài trợ trước khi chương trình bắt đầu. Ảnh: HOÀNG HÙNG


Đóng góp không nhỏ làm nên bản sắc rất riêng của sân khấu cải lương Việt Nam 100 năm qua có nghệ thuật cải lương tuồng cổ – một hình thức biểu diễn nghệ thuật độc đáo, đặc sắc với âm nhạc được cải tiến, trang phục và vũ đạo được thiết kế đẹp lộng lẫy, bắt mắt, cuốn hút người xem.
Trong chương trình giao lưu, đại diện TPHCM có nhóm cải lương Đồng Ấu Bạch Long và nhóm cải lương Tuồng cổ Thanh Sơn đã cùng tham gia để thể hiện sự đặc sắc rất riêng của nghệ thuật cải lương tuồng cổ, cùng đem lại một không khí biểu diễn sinh động qua các trích đoạn tiêu biểu của cải lương tuồng cổ như: Triệu Tử Long đoạt ấu chúa, Hồ Nguyện Cô hóa cáo, Quan Công hiển thánh…
Nghệ sĩ Thanh Sơn trình diễn xuất sắc trong trích đoạn Quan Công hiển thánh. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Nghệ sĩ Thanh Sơn trình diễn xuất sắc trong trích đoạn Quan Công hiển thánh. Ảnh: HOÀNG HÙNG


Trên sân khấu, những màn trình diễn tuồng cổ đậm chất Việt, chất phương Nam như đưa gần khán giả cùng trở về với những năm tháng huy hoàng của nghệ thuật cải lương tuồng cổ, giúp người xem cảm nhận nhiều cung bậc cảm xúc của những câu chuyện mang giá trị tư tưởng và tính nhân văn sâu sắc qua các trích đoạn cải lương xưa.
Đông đảo khán giả theo dõi chương trình giao lưu nghệ thuật Việt - Trung. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Đông đảo khán giả theo dõi chương trình giao lưu nghệ thuật Việt – Trung. Ảnh: HOÀNG HÙNG


Các nghệ sĩ kỳ cựu của làng sân khấu tuồng cổ như Bạch Long, Thanh Sơn cùng dàn nghệ sĩ trẻ: NSƯT Tú Sương, NS Trinh Trinh, Mỹ Linh, Trường Giang, Thanh Long, Thanh An, Quốc Hưng… đã nỗ lực hoàn thành thật tốt các vai diễn, các trích đoạn, đem lại cho khán giả những màn trình diễn lôi cuốn.
Nghệ sĩ ưu tú Tú Sương và nghệ sĩ Trinh Trinh trong trích đoạn Hồ Nguyệt Cô hóa cáo. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Nghệ sĩ ưu tú Tú Sương và nghệ sĩ Trinh Trinh trong trích đoạn Hồ Nguyệt Cô hóa cáo. Ảnh: HOÀNG HÙNG


Biểu diễn xen kẽ với các trích đoạn cải lương tuồng cổ Việt Nam, các nghệ sĩ, diễn viên đoàn 2 Viện Triều kịch Quảng Đông đã đem lại một không khí khác lạ, tươi mới cho khán giả qua phần diễn xuất các trích đoạn Ái ca trong vở tuồng Xuân Hương truyện, trích đoạn Chiêu thân trong vở tuồng Mộc Quế Anh và diễn nguyên tuồng Tần Anh treo ấn soái.
Nghệ sĩ Đoàn 2 Viện Triều kịch Quảng Đông biểu diễn lôi cuốn khán giả trong trích đoạn Chiêu Thân. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Nghệ sĩ Đoàn 2 Viện Triều kịch Quảng Đông biểu diễn lôi cuốn khán giả trong trích đoạn Chiêu Thân. Ảnh: HOÀNG HÙNG


Triều kịch (tuồng Triều Châu) là một trong 10 loại hình ca kịch hàng đầu của Trung Quốc và là một trong 3 loại hình ca kịch phổ biến nhất tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Ca kịch có hình thức trình diễn độc đáo, là sự kết hợp giữa kỹ thuật giọng hát và âm nhạc cuốn hút, trình thức biểu diễn đặc trưng, phục trang đa sắc màu, duyên dáng.
Vào ngày 20-5-2006, ca kịch chính thức được Quốc Vụ Viện đưa vào di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của Trung Quốc. Nghệ thuật Triều kịch thường chia nhân vật thành 4 tuyến: Sinh (vai nam), Đán (vai nữ ), Tịnh (vai nam thô thỗ, tướng mạo kì quái), Sữu (vai hài), biểu diễn cùng các nhạc cụ hỗ trợ như: trống chiên, dương cầm cổ điển, trống lớn…
Đoàn 2 Viện Triều kịch Quảng Đông – Trung Quốc thành lập vào năm 1958, từng lưu diễn tại nhiều nơi như: Thái Lan, Singapore, Hong Kong, Macau… Riêng tại TPHCM, đoàn đã đến lưu diễn 6 lần tại Hội quán Nghĩa An, vào dịp lễ vía Ông và Tết Nguyên Tiêu hàng năm.
Các nghệ sĩ trẻ Đoàn 2 Viện Triều kịch Quảng Đông được khán giả yêu thích qua vai diễn ca kịch đặc sắc ấn tượng. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Các nghệ sĩ trẻ Đoàn 2 Viện Triều kịch Quảng Đông được khán giả yêu thích qua vai diễn ca kịch đặc sắc ấn tượng. Ảnh: HOÀNG HÙNG


Trong lần lưu diễn và giao lưu văn hóa năm 2019, đoàn sẽ diễn liên tục 7 đêm từ 27-2 đến 5-3-2019. Riêng xuất diễn cuối, các nghệ sĩ của đoàn sẽ trình diễn một vở tuồng đặc biệt, mang đậm bản sắc văn hóa Triều Châu để phục vụ khán giả yêu thích nghệ thuật tuồng cổ Trung Hoa tại TPHCM.

AN LÂM


Đánh giá bài viết

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *