• Privacy & Policy
  • Liên hệ
Cải lương Việt
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Xã hội
  • Trích đoạn
  • Tân cổ
  • Liveshow
  • Tuồng cổ
  • Phật giáo
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Xã hội
  • Trích đoạn
  • Tân cổ
  • Liveshow
  • Tuồng cổ
  • Phật giáo
No Result
View All Result
Cải lương Việt
No Result
View All Result

Thiếu kịch bản có tầm, sân khấu Việt chỉ trông vào “quá khứ” để sống

25/12/2020
in Chưa phân loại
Reading Time: 6 mins read
0 0
A A
0
0
SHARES
0
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Tự chủ là hướng đi tất yếu của các nhà hát công lập. Để tồn tại trong bối cảnh mới, kịch bản hay là yếu tố sống còn của một nhà hát để lôi kéo khán giả đến với rạp hát. Thế nhưng, đây lại đang là khâu yếu nhất của sân khấu Việt đã rất lâu rồi, sân khấu vắng bóng những tác giả có tầm.

Khủng hoảng khán giả

Trước hết, cần khẳng định, tự chủ là hướng đi cần thiết và đúng đắn để nâng cao tính chủ động, nỗ lực của các đơn vị nghệ thuật trong nền kinh tế thị trường. Đây cũng là động lực khuyến khích các đơn vị đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng biểu diễn nghệ thuật để có cơ hội mang về nguồn doanh thu lớn hơn, giúp nghệ sĩ có điều kiện làm nghề và sống bằng nghề, từ đó giảm áp lực cho ngân sách nhà nước.

Những năm gần đây, sân khấu thường xuyên lâm vào tình trạng khủng hoảng khán giả, nhất là khi phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt với hàng loạt loại hình giải trí nghe nhìn khác. Trong guồng quay gấp gáp, sôi động, những tích tuồng, điệu cải lương, câu chèo dường như trở nên lạc nhịp, không ít đơn vị lâm vào cảnh sống lay lắt. Có những tác phẩm được đầu tư, dàn dựng công phu, nhận về đánh giá cao từ giới trong nghề, nhưng khi ra rạp chỉ bán được rất ít vé. Nhiều lãnh đạo đơn vị băn khoăn: thu còn không đủ chi thì lấy đâu tích lũy để tái tạo khả năng sáng tạo nghệ thuật, chưa nói phải tự chủ kinh tế hoàn toàn.

Chương trình thơ nhạc "Lưu Quang Vũ-Xuân Quỳnh: Tình yêu ở lại" 2018
Chương trình thơ nhạc “Lưu Quang Vũ-Xuân Quỳnh: Tình yêu ở lại” 2018

Thế nhưng, đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong quá trình các nhà hát công lập tiến tới tự chủ hoàn toàn.

Tồn tại cách nào?

Sân khấu đang thiếu đi những kịch bản “sống cùng năm tháng” như: Lời thề thứ 9, Đi tìm thủ phạm, Bệnh sỹ của Lưu Quang Vũ. Sở dĩ, những tác phẩm này dù đã ra đời cách đây vài chục năm nhưng chưa thôi đi sức hấp dẫn bởi đã đề cập trúng những vấn đề của xã hội đương thời và đặc biệt, tính dự báo vẫn còn đúng ngay cả trong bối cảnh ngày nay.

Sân khấu thời mở cửa dù ra đời nhiều tác phẩm được dàn dựng công phu, thậm chí đầu tư tiền tỷ nhưng sức sống của những vở diễn ấy lại tỉ lệ nghịch với con số đầu tư và làm lãng phí nguồn lực của nhà nước. Đặc biệt, không ít đơn vị nghệ thuật còn tập trung khai thác các yếu tố ma mị, đồng tính… để gây sốc cho khán giả. Nhưng các chiêu trò giật gân, câu khách tưởng như có thể vực dậy được nền kịch nghệ đang “ngủ say” hóa ra lại không phát huy được nhiều tác dụng đến vậy. Cái gì nhiều quá cũng hóa nhàm, giờ đây, những vở kịch ma cũng trở nên chẳng có gì là tò mò với khán giả. Có lẽ, người xem vẫn đang khao khát được thưởng thức các tác phẩm có tầm nhìn vượt thời gian được xây dựng từ những câu chuyện của ngày hôm nay.

Đi tìm những gương mặt “Lưu Quang Vũ mới” của sân khấu Việt Nam hiện đại đang là vấn đề làm đau đầu lãnh đạo các nhà hát, đặc biệt trong bối cảnh thời khắc chuyển giao giữa bao cấp sang tự chủ chỉ còn tính bằng tháng, bằng ngày. Có kịch bản hay đồng nghĩa với việc, nhà hát tìm được nguồn kinh phí đầu tư từ nhà nước, là có thêm một khoản đầu tư nuôi sống các nghệ sỹ. Hơn thế, có kịch bản hay, sân khấu sẽ có thêm cơ hội lôi kéo khán giả đến với rạp hát. Thế nhưng, tìm đâu ra những Lưu Quang Vũ mới khi mà số lượng các cây bút viết kịch bản cho tuồng, chèo, cải lương còn lại quá ít ỏi. Có kịch bản đã tốt, chưa nói tới kịch bản hay.

Từ góc độ của một người hoạt động sân khấu nhiều năm, NSND Thanh Trầm, Chủ tịch Hội Sân khấu Hà Nội nhận định, thực trạng của sân khấu Thủ đô những năm gần đây luôn trong tình trạng buồn bã, ít vở diễn, không nhiều nhà hát luôn sáng đèn… Phải chăng đó là sự thiếu vắng của các tài năng trẻ. Số vở diễn có những tìm tòi, sáng tạo mới với các mảng, miếng và lối dàn cảnh táo bạo, thể hiện được nội dung bằng sự tổng hợp các yếu tố nghệ thuật khác nhau thành một vở diễn thống nhất và hoàn chỉnh còn quá ít.

Vở kịch "Ai là thủ phạm" của tác giả Lưu Quang Vũ do các nghệ sỹ Nhà hát Tuổi trẻ biểu diễn
Vở kịch “Ai là thủ phạm” của tác giả Lưu Quang Vũ do các nghệ sỹ Nhà hát Tuổi trẻ biểu diễn

Lý giải điều này, nhà lý luận phê bình sân khấu Lê Quý Hiền cho rằng hiện nay một bộ phận không nhỏ tác giả, đơn vị nghệ thuật trở nên thực dụng, một số khác lại có tầm nhìn chưa cao nên ngại “động chạm” đến những vấn đề “nhạy cảm”.

Để sân khấu đương đại có thêm nhiều tác giả có tầm như Lưu Quang Vũ, nhà biên kịch Lê Quý Hiền chia sẻ, trước tiên các nhà viết kịch phải có tính phát hiện và phản biện, phải “tan” trong đời sống nhân vật chứ không phải để nhân vật nói thay lời tác giả. Điều này, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã làm được và làm rất tốt. Bên cạnh đó, hoạt động sân khấu phải không có yếu tố về lợi ích nhóm. Khi nhóm lợi ích có trong sân khấu sẽ triệt tiêu sáng tạo cùng tài năng và chỉ còn lại những thứ gọi là tác phẩm nhằm chia chác.

Hương Thủy

Đánh giá bài viết
ShareTweetShare
Previous Post

Hơn 40 năm, “Lan và Điệp” vẫn trẻ trung, ngọt ngào

Next Post

“Ngàn năm mây trắng”: “Phép thử” thú vị của “4 trong 1”

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Ảnh 2.
Tin tức

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III

08/04/2022
0
7

(CLV) - Tối 7-4, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, phối hợp UBND thành phố Cần Thơ đã...

Read more
Mai Vàng nhân ái thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến

08/04/2022
2
NSƯT Vũ Linh: Tôi mãi là người đưa đò - Ảnh 1.

NSƯT Vũ Linh: “Tôi mãi là người đưa đò”

16/02/2022
26
Cần đưa Đờn ca tài tử - Cải lương vào lộ trình du lịch của các địa phương (ảnh minh họa)

Đẩy mạnh triển khai Chiến lược Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026: Đờn ca tài tử – Cải lương “dấn thân” vào văn hóa nước bạn

11/02/2022
25
Một vở cải lương do các học viên khóa "Đào tạo khán giả cải lương" dàn dựng.

Níu người trẻ trở lại với cải lương

10/02/2022
53
Next Post

“Ngàn năm mây trắng”: “Phép thử” thú vị của “4 trong 1”

Bản tình ca còn đó

'Đất nước không có bản sắc riêng thì khó nói chuyện với bạn bè'

  • Trending
  • Comments
  • Latest
Cải lương hồ quảng Châu Du Đại Soái

Châu Du Đại Soái

14/09/2021
Nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh nguyện dành phần đời còn lại cho Phật Pháp

Nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh nguyện dành phần đời còn lại cho Phật Pháp

21/07/2021
Lưu giữ nghệ thuật truyền thống qua artbook song ngữ ảnh 1

Lưu giữ nghệ thuật truyền thống qua artbook song ngữ

05/10/2021
NSƯT Phượng Hằng, nghệ sĩ Châu Thanh tại chương trình Dấu ấn huyền thoại - Ảnh 2.

NSƯT Phượng Hằng: Đỉnh cao của phụ nữ là gia đình

06/08/2021
Cố NSƯT Phương Quang.

Cố nghệ sĩ Phương Quang – ‘ông vua’ hiền hậu của làng sân khấu

0
NS Bạch Mai, Bo Bo Hoàng, Thanh Thế, Thanh Hoàng trong vở "Chung Vô Diệm"

Sau mổ tim, Thanh Thế tái xuất vai Đào Tam Xuân

0
Luật ngầm ở showbiz Việt: Những ràng buộc phức tạp - Ảnh 2.

Luật ngầm ở showbiz Việt: Những ràng buộc phức tạp

0
NSƯT Vũ Linh kể về thời đỉnh cao đi hát. ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH

NSƯT Vũ Linh: Tôi từng hát cho 12.000 người, ngồi đếm cát sê từ trưa đến chiều

0
Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Ảnh 2.

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III

08/04/2022
Mai Vàng nhân ái thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến

08/04/2022
NSƯT Vũ Linh: Tôi mãi là người đưa đò - Ảnh 1.

NSƯT Vũ Linh: “Tôi mãi là người đưa đò”

16/02/2022
Cần đưa Đờn ca tài tử - Cải lương vào lộ trình du lịch của các địa phương (ảnh minh họa)

Đẩy mạnh triển khai Chiến lược Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026: Đờn ca tài tử – Cải lương “dấn thân” vào văn hóa nước bạn

11/02/2022

Recent News

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Ảnh 2.

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III

08/04/2022
7
Mai Vàng nhân ái thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến

08/04/2022
2
NSƯT Vũ Linh: Tôi mãi là người đưa đò - Ảnh 1.

NSƯT Vũ Linh: “Tôi mãi là người đưa đò”

16/02/2022
26
Cần đưa Đờn ca tài tử - Cải lương vào lộ trình du lịch của các địa phương (ảnh minh họa)

Đẩy mạnh triển khai Chiến lược Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026: Đờn ca tài tử – Cải lương “dấn thân” vào văn hóa nước bạn

11/02/2022
25

Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long, nhạc xưa cổ

Follow Us

Chuyên mục

  • Cải lương hồ quảng
  • Cải lương phật giáo
  • Cải lương tuồng cổ
  • Cải lương xã hội
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Liveshow cải lương
  • Tân cổ giao duyên
  • Tin tức
  • Trích đoạn cải lương

Recent News

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Ảnh 2.

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III

08/04/2022
Mai Vàng nhân ái thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến

08/04/2022
  • Privacy & Policy
  • Liên hệ

© 2021 Cải lương Việt - Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Xã hội
  • Trích đoạn
  • Tân cổ
  • Liveshow
  • Tuồng cổ
  • Phật giáo

© 2021 Cải lương Việt - Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

Add New Playlist