• Privacy & Policy
  • Liên hệ
Cải lương Việt
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Xã hội
  • Trích đoạn
  • Tân cổ
  • Liveshow
  • Tuồng cổ
  • Phật giáo
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Xã hội
  • Trích đoạn
  • Tân cổ
  • Liveshow
  • Tuồng cổ
  • Phật giáo
No Result
View All Result
Cải lương Việt
No Result
View All Result
Home Chuyện nghệ sĩ

‘Trưng Nhị’ Hà Mỹ Xuân: ‘Nghệ sĩ Thanh Nga là người đã giữ tôi lại với cải lương’

04/06/2021
in Chuyện nghệ sĩ
Reading Time: 7 mins read
0 0
A A
0
'Trưng Nhị' Hà Mỹ Xuân: 'Nghệ sĩ Thanh Nga là người đã giữ tôi lại với cải lương'
1
SHARES
43
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

(CLV) – Đa số khán giả trẻ không biết chị vì lâu rồi chị không xuất hiện trên sân khấu tại Việt Nam. Còn những người đã từng biết tài năng của một “Trưng Nhị” của Tiếng trống Mê Linh năm nào vui mừng và hạnh phúc khi được gặp lại nghệ sĩ mà họ từng yêu mến.

Trong buổi thuyết trình chủ đề: Cải lương thật & đẹp do Hội đồng Anh tổ chức tại TP.HCM hay buổi họp báo kỷ niệm 60 ca hát của NSND Lệ Thủy, nghệ sĩ Hà Mỹ Xuân xuất hiện một cách khiêm tốn.

Cải lương là định số

Hà Mỹ Xuân tên thật là Tiết Xuân tức tiết trời mùa xuân. Chị là em gái thứ 8 của NSƯT Thanh Điền. Trong khi ngay từ nhỏ người anh thứ sáu tức Thanh Điền mê ca hát bao nhiêu thì cô em thứ 8 Tiết Xuân không thích hát bấy nhiêu. Chị càng không mơ mộng một ngày sẽ thành nghệ sĩ.

Dẫu vậy, người cha là nghệ nhân đờn ca tài tử bắt chị học ca, chị vẫn học. Nhờ năng khiếu bẩm sinh mà Tiết Xuân ca rất chắc nhịp và sở hữu giọng ca rất lạ. Năm 13 tuổi chị được làm đào con tại đoàn Kim Chung. Chính nghệ sĩ Bích Hợp là người trang điểm khai nghề đầu tiên cho chị.

'Trưng Nhị' Hà Mỹ Xuân: 'Nghệ sĩ Thanh Nga là người đã giữ tôi lại với cải lương'

Về sau, chị được nghệ sĩ Diệu Hiền dạy hát còn nghệ sĩ Ba Vân dạy diễn nên trình độ ca diễn của chị còn được nâng lên một bậc cao hơn. 16 tuổi, Hà Mỹ Xuân bắt đầu hát đào chánh tại đoàn Sao Ngàn Phương. Vở tuồng Đường vào xứ mộng ( tác giả Huy Sắc, đạo diễn Ba Vân) đánh dấu tài sắc của Hà Mỹ Xuân.

Lúc này, các đại bang khác như Kim Chưởng và Dạ Lý Hương săn đón chị. Thế nhưng cuối cùng chị đầu quân cho đoàn Hương Mùa Thu. Nghệ sĩ Hà Mỹ Xuân nhớ lại: “Giá trị hợp đồng của tôi với Hương Mùa Thu là 1 triệu đồng. Số tiền này có thể mua 2 căn nhà tại Sài Gòn vào giữa thập niên 1960”.

Được nữ hoàng sân khấu Thanh Nga dẫn dắt

Hà Mỹ Xuân tung hoành trên sân khấu một thời gian thì về đoàn Thanh Minh – Thanh Nga. Tại đây chị bên cạnh nghệ sĩ đàn chị Thanh Nga. Năm 1976, vở tuồng Tiếng trống Mê Linh với cặp đôi Thanh Nga – Thanh Sang tạo viên địa chấn trong công chúng. Hà Mỹ Xuân rất xuất sắc trong vai Trưng Nhị. Hay vở Bên cầu dệt lụa, nếu Thanh Nga đóng vai tiểu thư Quỳnh Nga thì Hà Mỹ Xuân đóng vai đối trọng là công chúa.

Theo đánh giá những người am hiểu cải lương, sở dĩ Hà Mỹ Xuân được chọn đóng cạnh ngôi sao lừng lẫy Thanh Nga là vì xét về sắc và tài chị khá toàn diện. Diễn bên cạnh đàn chị quá tài năng, Hà Mỹ Xuân đủ sức tung hứng chứ không kéo chìm một Thanh Nga đang thì rực rỡ.

Hà Mỹ Xuân kể lại thời gian ở bên cạnh đàn chị Thanh Nga: “Chị Thanh Nga là người rất kỷ luật. Không bao giờ đi tập trễ giờ. Học thuộc thoại như cháo ngay lúc tập luyện. Chị cũng là người giỏi quan sát để học theo những hành động kịch hợp lý. Nhờ vậy chị diễn xuất tinh tế”.

“Có khi tôi vào vai diễn trẻ con cần hờn dõi, tập mãi không được, chị Thanh Nga kêu tôi về quan sát con gái tôi hành xử lúc nó hờn dõi. Tôi làm theo và diễn rất ngọt. Hoặc khi tập tuồng cùng chị, chị có cách gợi ý và bơm tâm lý cho bạn diễn một cách độc đáo. Diễn với chị tôi luôn cảm giác như mình sống bằng con người thật và ở trong câu chuyện thật”, Hà Mỹ Xuân cho biết thêm.

'Trưng Nhị' Hà Mỹ Xuân: 'Nghệ sĩ Thanh Nga là người đã giữ tôi lại với cải lương'

Thời kỳ huy hoàng ở Thanh Minh Thanh Nga kéo dài đến năm 1978. Lúc đó, vì mâu thuẫn cá nhân, Hà Mỹ Xuân muốn bỏ nghề diễn. Chính nghệ sĩ Thanh Nga đã giữ chị lại. Chị kể: “Sau khi đã suy nghĩ cẩn thận, tôi nói với chị Thanh Nga rằng tôi không muốn hát nữa. Chị Thanh Nga nói được làm nghệ sĩlà một đặc ân, trong hàng ngàn người, tổ mới chọn một người, em không nên dễ dàng bỏ đặc ân này”.

Chính nhờ lời khuyên của nghệ sĩ Thanh Nga mà Hà Mỹ Xuân tiếp tục đứng dưới ánh đèn sân khấu. Để rồi đến năm 1978 chị bàng hoàng nghe tin người chị, người thầy mình qua đời.

Nghệ sĩ Hà Mỹ Xuân nhớ lại: “Phải mất mấy tháng sau trong đầu tôi mới chấp nhận sự thật chị Thanh Nga qua đời. Tối nào tôi cũng nằm mơ thấy chị và khi tỉnh ngủ nước mắt ướt đầm trên gối”.

Kể từ khi Thanh Nga qua đời, các vai diễn của Thanh Nga như Trưng Trắc, Thái Hậu Dương Vân Nga, tiểu thư Quỳnh Nga đều do Hà Mỹ Xuân hoá thân. Chị góp sức giữ cho các vở tuồng hay tiếp tục phục vụ khán giả.

Mang cải lương sang Pháp

Năm 1987, Hà Mỹ Xuân sang Pháp định cư. Chuyến đi này khiến chị nghĩ rằng mình không còn tiếp tục được ăn cơm tổ. Thời gian đầu ở xứ người, chị mưu sinh bằng nhiều công việc khác nhau. Sau cùng, nhờ đôi tay khéo léo, chị được nhận vào làm thợ gia công cho các hãng thời trang nổi tiếng. Mức lương của chị cao gấp 2,3 lần so với người khác.

Dần dà chị cũng quay lại với sinh hoạt cải lương của cộng đồng người Việt trên đất Pháp. Về sau chị làm hội trưởng câu lạc bộ cải lương Về Nguồn tại Paris. Với vị trí này chị tổ chức nhiều đêm diễn cải lương trang trọng tại các rạp hát trang trọng. Tại đó, khán giả đi xem phải mặc veston và áo dài.

'Trưng Nhị' Hà Mỹ Xuân: 'Nghệ sĩ Thanh Nga là người đã giữ tôi lại với cải lương'

Về sau, Hà Mỹ Xuân mở một nhà hàng Việt Nam rất nổi tiếng gần tháp Effiel tại Paris. Chị tập hợp nhiều nghệ sĩ trẻ trình diễn cải lương tại đây. Tuy nhiên, chị chỉ diễn sau khi đã ăn uống xong.

Tiến sĩ Lê Phước, phó khoa tiếng Pháp Trường đại học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn TP.HCM nhận xét: “Tôi nghiên cứu cải lương 20 năm nên biết rành nghệ sĩ Hà Mỹ Xuân. Năm 2010 – 2015, tôi sang Pháp học tiến sỹ. Lúc này tôi được mời diễn cải lương và gặp cô Hà Mỹ Xuân. Nghệ sĩ Hà Mỹ Xuân chịu ảnh hưởng nghệ sĩ Thanh Nga rất nhiều nên cô diễn rất sâu nội tâm. Giọng ca của cô cũng thuộc dạng đặc biệt. “Cô làm cải lương tại Pháp theo một cách chỉn chu và trang trọng nên khán giả rất yêu thích”.

'Trưng Nhị' Hà Mỹ Xuân: 'Nghệ sĩ Thanh Nga là người đã giữ tôi lại với cải lương'

Cách đây vài tháng, nghệ ĩỹ Hà Mỹ Xuân quyết định về Sài Gòn. Chị và ông xã mở một nhà hàng Việt Nam ở Quận 1. Tại đây, chị gặp gỡ bạn văn nghệ. Đôi khi cao hứng thì cùng nhau hát hò vài trích đoạn tuồng hay vài câu vọng cổ.

Nguyễn Huy

5/5 - (4 bình chọn)
Tags: cải lươngHà Mỹ Xuânnghệ sĩNghệ sĩ cải lươngThanh Nga
ShareTweetShare
Previous Post

NSƯT Vũ Luân khẳng định cải lương vẫn ‘cháy vé’

Next Post

Cải lương không chỉ ở “thánh đường” nhà hát

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cần đưa Đờn ca tài tử - Cải lương vào lộ trình du lịch của các địa phương (ảnh minh họa)
Tin tức

Đẩy mạnh triển khai Chiến lược Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026: Đờn ca tài tử – Cải lương “dấn thân” vào văn hóa nước bạn

11/02/2022
0
59

(CLV) - Ngoại giao văn hóa ngày càng trở nên quan trọng trong chính sách ngoại giao của các nước...

Read more
Một vở cải lương do các học viên khóa "Đào tạo khán giả cải lương" dàn dựng.

Níu người trẻ trở lại với cải lương

10/02/2022
384
Mai Vàng nhân ái thăm gia đình 5 nghệ sĩ qua đời trong đợt dịch Covid-19 - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm gia đình 5 nghệ sĩ qua đời trong đợt dịch Covid-19

14/10/2021
38
Nam ca sỹ trẻ Isaac trong "Song lang" (2018), bộ phim tái hiện thời kỳ vàng son của nghệ thuật cải lương Việt Nam. (Ảnh: CGV)

Kêu gọi người trẻ kể chuyện và lan tỏa giá trị của cải lương

13/10/2021
49
Dời Liên hoan sân khấu cải lương toàn quốc vào tháng 11-2022 - Ảnh 1.

Dời Liên hoan sân khấu cải lương toàn quốc vào tháng 11-2022

14/10/2021
37
Next Post
Nhất Thanh và Thi Hoa trong trích đoạn “Nhụy Kiều tướng quân”

Cải lương không chỉ ở "thánh đường" nhà hát

NS Trinh Trinh "cứu nguy" vở "Tiên Nga", hóa thân hai vai trong suất diễn

Bốn nam nghệ sĩ sân khấu được đề cử giải Mai Vàng 2019: Dấu ấn sáng tạo đậm nét

Plugin Install : Widget Tab Post needs JNews - View Counter to be installed
  • Trending
  • Comments
  • Latest
Cải lương hồ quảng Châu Du Đại Soái

Châu Du Đại Soái

14/09/2021
Một vở cải lương do các học viên khóa "Đào tạo khán giả cải lương" dàn dựng.

Níu người trẻ trở lại với cải lương

10/02/2022
Nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh nguyện dành phần đời còn lại cho Phật Pháp

Nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh nguyện dành phần đời còn lại cho Phật Pháp

21/07/2021
Lưu giữ nghệ thuật truyền thống qua artbook song ngữ ảnh 1

Lưu giữ nghệ thuật truyền thống qua artbook song ngữ

05/10/2021
Cố NSƯT Phương Quang.

Cố nghệ sĩ Phương Quang – ‘ông vua’ hiền hậu của làng sân khấu

0
NS Bạch Mai, Bo Bo Hoàng, Thanh Thế, Thanh Hoàng trong vở "Chung Vô Diệm"

Sau mổ tim, Thanh Thế tái xuất vai Đào Tam Xuân

0
Luật ngầm ở showbiz Việt: Những ràng buộc phức tạp - Ảnh 2.

Luật ngầm ở showbiz Việt: Những ràng buộc phức tạp

0
NSƯT Vũ Linh kể về thời đỉnh cao đi hát. ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH

NSƯT Vũ Linh: Tôi từng hát cho 12.000 người, ngồi đếm cát sê từ trưa đến chiều

0
Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Ảnh 2.

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III

08/04/2022
Mai Vàng nhân ái thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến

08/04/2022
NSƯT Vũ Linh: Tôi mãi là người đưa đò - Ảnh 1.

NSƯT Vũ Linh: “Tôi mãi là người đưa đò”

16/02/2022
Cần đưa Đờn ca tài tử - Cải lương vào lộ trình du lịch của các địa phương (ảnh minh họa)

Đẩy mạnh triển khai Chiến lược Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026: Đờn ca tài tử – Cải lương “dấn thân” vào văn hóa nước bạn

11/02/2022

Recent News

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Ảnh 2.

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III

08/04/2022
17
Mai Vàng nhân ái thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến

08/04/2022
12
NSƯT Vũ Linh: Tôi mãi là người đưa đò - Ảnh 1.

NSƯT Vũ Linh: “Tôi mãi là người đưa đò”

16/02/2022
57
Cần đưa Đờn ca tài tử - Cải lương vào lộ trình du lịch của các địa phương (ảnh minh họa)

Đẩy mạnh triển khai Chiến lược Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026: Đờn ca tài tử – Cải lương “dấn thân” vào văn hóa nước bạn

11/02/2022
59

Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long, nhạc xưa cổ

Follow Us

Chuyên mục

  • Cải lương hồ quảng
  • Cải lương phật giáo
  • Cải lương tuồng cổ
  • Cải lương xã hội
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Liveshow cải lương
  • Tân cổ giao duyên
  • Tin tức
  • Trích đoạn cải lương

Recent News

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Ảnh 2.

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III

08/04/2022
Mai Vàng nhân ái thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến

08/04/2022
  • Privacy & Policy
  • Liên hệ

© 2021 Cải lương Việt - Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Xã hội
  • Trích đoạn
  • Tân cổ
  • Liveshow
  • Tuồng cổ
  • Phật giáo

© 2021 Cải lương Việt - Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

Add New Playlist