Cải lương Việt Cải lương Việt
Nâng cấp 3 3 Cải lương Việt
Cải lương Việt
Cải lương Việt
@cailuongviet

Upgrade To Premium
Tài khoản Manage Pages My Billing Night mode Thoát
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Cải lương hồ quảng
  • Cải lương xã hội
  • Cải lương tuồng cổ
  • Trích đoạn cải lương
  • Tân cổ giao duyên
  • Cải lương phật giáo
  • Liveshow cải lương
  • Nghệ sĩ
  • Soạn giả
Xem thêm Thu gọn

Nghệ sĩ

Vũ Linh
Vũ Linh
Thoại Mỹ
Thoại Mỹ
Kim Tử Long
Kim Tử Long
Trinh Trinh
Trinh Trinh
Ngọc Huyền
Ngọc Huyền
Diệp Lang
Diệp Lang
Thanh Hằng
Thanh Hằng
Chí Linh
Chí Linh
Trọng Nghĩa
Trọng Nghĩa
Linh Tâm
Linh Tâm
  • Setting
    • layout 1
    • layout 2
  • Info Pages
    • About
    • Contact us
    • Privacy
  • Create Content
    • Create Group
    • Create Page
  • Development
    • Compounents
    • Plugins
    • Icons
  • Authentication
    • form login
    • form register
About Blog Careers Support Contact Us Developer Terms of service
Về nơi lưu giữ cung đàn tri âm

Về nơi lưu giữ cung đàn tri âm

Phú Thành

·
Tin tức
·
06/01/2023
·
16 Lượt xem

(CLV) – Đi đến một tỉnh nào đó tôi hay để ý tên một con đường rất lớn mà chỉ có ở riêng tỉnh đó. Đó thường là tên của một anh hùng hoặc danh nhân ở địa phương, như ở Cà Mau có đường Phan Ngọc Hiển, Bạc Liêu có đường Cao Văn Lầu.

Về nơi lưu giữ cung đàn tri âm

Tôi càng vui hơn khi được biết khu lưu niệm và mộ của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu cũng nằm trên con đường này. Bài Dạ cổ hoài lang của Cao Văn Lầu tạo cảm hứng rất lớn cho nhiều nhạc sĩ về sau. Tôi hay nghêu ngao câu “Giờ tóc pha sương, qua Gành Hào tiếc một vầng trăng” trong bài Đêm Gành Hào nghe điệu Hoài Lang của Vũ Đức Sao Biển. Bài hát thật lắng sâu, chất chứa những nỗi niềm về một thời xuân sắc đã qua. Còn có một vở kịch nổi tiếng tên là Dạ cổ hoài lang, và nhiều phối âm lấy cảm hứng từ bản nhạc này.

Khu tưởng niệm cố nhạc sĩ được xây dựng khang trang gồm bốn không gian chính. Nơi không gian giữa sân ngoài trời, “trơ gan cùng tuế nguyệt” là những nhạc cụ bằng đá như đàn kìm, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn guitar phím lõm… Bên trái là nhà trưng bày các hiện vật và tư liệu gắn với cuộc đời và sự nghiệp của ông, cùng với những ảnh hưởng mang tính khai mở và làm nền móng cho sự phát triển của nền ca nhạc tài tử cải lương Nam bộ. Phía sau là nhà hát quay mặt ra khoảng sân lớn kiểu như sân đình, để tổ chức biểu diễn những chương trình văn nghệ lớn cho số đông khán giả trên sân xem. Đối diện nhà trưng bày là nhà biểu diễn đờn ca tài tử hàng ngày cho khách tham quan thưởng thức trực tiếp.

Mộ của nhạc sĩ Cao Văn Lầu cùng vợ và cha mẹ ông ở phía sau nhà trưng bày, nhà mồ được xây khang trang cho du khách đến viếng thăm và thắp hương, tri ân tưởng nhớ người nhạc sĩ tài hoa.

Các tiết mục văn nghệ trực tiếp luôn được khách tham quan thích thú và tán thưởng. Có ban nhạc đờn và các nghệ sỹ luân phiên trình diễn những tiết mục đặc sắc. Khách du lịch rất thích thú khi xem các tiết mục biểu diễn trực tiếp này bởi những giọng ca ngọt ngào, khỏe khoắn, lên bổng xuống trầm, nhặt khoan theo cung bậc của từng bài bản, thể điệu. Theo các nhà nghiên cứu, bài Dạ cổ hoài lang của Cao Văn Lầu là bài bản chính, đầu tiên, tiền thân của bài vọng cổ sáu câu ngày nay. Ban đầu là ca tài tử, ca ra bộ, sau đó phát triển thành các vở tuồng với nhân vật và số phận, cốt truyện hoàn chỉnh.

Một vở cải lương là một sự phối hợp vô cùng phong phú giữa các bài bản, điệu lý, vọng cổ và lời thoại. Có hàng chục điệu lý, hàng chục bài bản khác nhau trong một vở tuồng. Khi tìm hiểu về cải lương, tôi phải nghiêng mình nể phục soạn giả đã viết trọn vẹn một vở tuồng như Trần Hữu Trang viết vở Tô Ánh Nguyệt hay Đời cô Lựu. Hoặc Hà Triều – Hoa Phượng với rất nhiều vở tuồng đậm chất văn học… Riêng soạn giả Viễn Châu viết đến hàng ngàn bài vọng cổ.

Nghệ sỹ Phượng Liên có lần đã trò chuyện rằng các giai điệu trong vở tuồng hay lắm, khi vui nhân vật sẽ hát bài Khóc Hoàng Thiên; khi buồn sẽ hát Phụng Hoàng, Văn Thiên Tường; vua quan luôn hát những bài bản lớn, dân dã hát những bài bản nhỏ. Trong một vở tuồng soạn giả sắp xếp cho nhân vật khi nào nên hát, khi nào nên thoại, rất hay. Cả một kho tàng các thể điệu được đưa vào một vở tuồng. Ngôn ngữ trong những vở tuồng hay mang rất đậm chất văn học, nội dung luôn hướng tới chân – thiện – mỹ. Vì vậy, sự đóng góp cho xã hội của cải lương tại miền Nam và trong cả nước rất to lớn.

Tại nhà trưng bày, chúng ta bắt gặp hình ảnh các nghệ sĩ vang danh một thời và cả những nghệ sĩ hiện vẫn còn hoạt động nghệ thuật, như Út Trà Ôn, Út Bạch Lan, Thanh Nga, Bạch Tuyết, Minh Vương, Lệ Thủy… Với hàng loạt đoàn hát và những nghệ sĩ thành danh trước và sau năm 1975, phải nói tầm ảnh hưởng của cải lương rất sâu và rộng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Đó cũng là lý do tại sao nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, mỗi dịp đám tiệc luôn có chương trình văn nghệ và những bài vọng cổ là tiết mục không thể thiếu. Nó làm thỏa mãn người nghe và mang đến sự gần gủi giữa người hát với công chúng xung quanh. Không phải chỉ khi về thăm Bạc Liêu, mà mỗi lần cất lên bài vọng cổ, chúng ta thầm cảm ơn nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã sáng tạo cho chúng ta món ăn tinh thần quý giá đó!


5/5 - (1 bình chọn)
Nguồn bài viết: Thesaigontimes

Bài viết khác

  • Hồng Phượng – cháu gái Vũ Linh bị lập loạt tài khoản giả mạo
    Hồng Phượng – cháu gái Vũ Linh bị lập loạt tài khoản giả mạo
    31/05/2023
    ·
    10
  • Thêm động lực giữ gìn văn hóa truyền thống
    Thêm động lực giữ gìn văn hóa truyền thống
    30/05/2023
    ·
    18
  • Mở rộng xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT: Nhiều ý kiến không ủng hộ
    Mở rộng xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT: Nhiều ý kiến không ủng hộ
    27/05/2023
    ·
    113
  • Kỳ vọng vào lớp diễn viên cải lương trẻ
    Kỳ vọng vào lớp diễn viên cải lương trẻ
    24/05/2023
    ·
    147
  • Tìm vai diễn để đời, ngôi sao phòng vé
    Tìm vai diễn để đời, ngôi sao phòng vé
    24/05/2023
    ·
    94
  • Đồng Nai: Giáo dục lịch sử, lòng tự hào dân tộc cho học sinh qua trích đoạn cải lương
    Đồng Nai: Giáo dục lịch sử, lòng tự hào dân tộc cho học sinh qua trích đoạn cải lương
    23/05/2023
    ·
    83

Bình luận

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết nổi bật

  • NSƯT Thoại Mỹ chia sẻ cảm xúc khi không có tên trong danh sách bình chọn NSND

    01/08/2022
    .
    1206
  • Tây Thiên Vũ Khúc

    26/05/2023
    .
    1148
  • Nghệ sĩ Vũ Linh vượt bạo bệnh để hát đến cuối đời

    07/03/2023
    .
    890
  • Triệu Phi loạn Yên bang

    11/01/2019
    .
    852

Từ khóa

cải lươngCao Văn LầuTan cotân cổ giao duyên
Thẻ:cải lương, Cao Văn Lầu, Tan co, tân cổ giao duyên
  • Mới nhất
  • Xem nhiều
Hồng Phượng – cháu gái Vũ Linh bị lập loạt tài khoản giả mạo

Hồng Phượng – cháu gái Vũ Linh bị lập loạt tài khoản giả mạo

31 - 05 - 2023
Xa phu đi xứ

Xa phu đi xứ

30 - 05 - 2023
Tô Ánh Nguyệt

Tô Ánh Nguyệt

30 - 05 - 2023
Thêm động lực giữ gìn văn hóa truyền thống

Thêm động lực giữ gìn văn hóa truyền thống

30 - 05 - 2023
Ngũ Tử Tư phạt Sở

Ngũ Tử Tư phạt Sở

27 - 05 - 2023

Giới thiệu

Địa chỉ:

Email:

Điện thoại: -

Website: https://cailuongviet.com

Dịch vụ

  • Liên hệ
  • Nghệ sĩ
  • Privacy & Policy
  • Soạn giả
  • Subscription
  • Trang chủ

Thông tin

  • Liên hệ
  • Nghệ sĩ
  • Privacy & Policy
  • Soạn giả
  • Subscription
  • Trang chủ

Bản đồ