• Privacy & Policy
  • Liên hệ
Cải lương Việt
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Xã hội
  • Trích đoạn
  • Tân cổ
  • Liveshow
  • Tuồng cổ
  • Phật giáo
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Xã hội
  • Trích đoạn
  • Tân cổ
  • Liveshow
  • Tuồng cổ
  • Phật giáo
No Result
View All Result
Cải lương Việt
No Result
View All Result

YouTube chặn nhạc tài tử vì bản quyền (!?)

18/12/2020
in Chưa phân loại
Reading Time: 6 mins read
0 0
A A
0
1
SHARES
1
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Cần cơ quan chức năng hệ thống hóa và đàm phán để tránh tổn thương cho giới nghệ sĩ sáng tác

Bản quyền tác phẩm luôn là vấn đề căng thẳng, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi các nghệ sĩ khai thác YouTube để kiếm tiền bên cạnh sàn diễn. Nhưng vấn đề khiến giới nghệ sĩ đang bức xúc là những rắc rối xảy ra cho họ khi khai thác âm nhạc đờn ca tài tử Nam Bộ và nghệ thuật cải lương được xem đã thành sở hữu của nhân loại.

Đăng ký trước thì được quyền sở hữu?

Tuần qua, soạn giả Đăng Minh đã phản ảnh bức xúc khi kênh YouTube cấm sử dụng một số bài bản nhạc tài tử: “Đoản khúc lam giang”, “Phi Vân điệu khúc”, “Vọng kim lang”, “Lý con sáo”, “Lý chim xanh”… và một số bài bản cổ nhạc khác với lý do vi phạm bản quyền. “Một số bài bản do các nghệ nhân xưa để lại, một số có tên tác giả sáng tác như: NSND Văn Giỏi, nhạc sĩ Cao Văn Lý, soạn giả Viễn Châu, nhạc sĩ Cao Văn Lầu… đã phổ biến đại chúng và trở thành di sản dân gian. Cớ sao một số nghệ sĩ, tác giả trẻ viết lời trên giai điệu đó thì được kênh YouTube chấp nhận tác quyền cả phần nhạc?” – soạn giả Đăng Minh nói.

Theo ông, lẽ ra những người sáng tác lời mới dựa trên khuôn nhạc chỉ nên được công nhận bản quyền phần lời, còn nhạc là tài sản chung. Những người không sáng tác ra bản nhạc lại ngang nhiên sở hữu là trái pháp luật.

YouTube chặn nhạc tài tử vì bản quyền (!?) - Ảnh 1.
Từ trái sang: Các nghệ sĩ Phương Dung, Kim Tiểu Long, Mỹ Chi trong chương trình sân khấu “Táo quân ngày Tết” có sử dụng bài bản cải lương bị YouTube chặn khi lên kênh vì vấn đề bản quyền Ảnh: ĐĂNG MINH

Cụ thể, bài ca “Khúc tâm tình khán giả” viết theo giai điệu “Lý con sáo” ghi tên tác giả Yến Quỳnh thì được YouTube chấp nhận bản quyền, trong khi bài “Lý con sáo” cũng được sử dụng trong tiểu phẩm “Táo đồng hương” của Hãng phim Chợ Lớn sản xuất, thu âm và quay hình ngày 14-1-2020 lại bị YouTube thông báo vi phạm bản quyền của tác giả Yến Quỳnh. Điều này gây nên bức xúc.

Danh hài Bảo Chung tham gia tiểu phẩm “Táo đồng hương” cho biết: “Khi Hãng phim Chợ Lớn phản ánh vụ việc, dù được Cục Bản quyền tác giả công nhận hãng này không vi phạm bản quyền bài “Lý con sáo” nhưng vẫn bị YouTube chặn phần nhạc. Trong rất nhiều tiểu phẩm, MV khác cũng bị chặn tương tự với lý do có người đăng ký bản quyền trước đó”.

NSND Văn Giỏi cũng bức xúc cho biết nhiều nghệ sĩ sáng tác dựa theo tác phẩm của ông nhưng khi đưa lên mạng đều bị ai đó yêu cầu gỡ bỏ vì nội dung vi phạm bản quyền. Họ còn đối mặt với việc bị gắn cờ vi phạm bản quyền vào tài khoản YouTube của mình, bị gỡ bỏ video hoặc cho khóa phần âm thanh. “Chính vì vậy, để tránh những rắc rối và bị “xử” oan, các cơ quan hữu trách nên can thiệp để YouTube xem xét xử lý bản quyền nhạc tài tử, cải lương của Việt Nam” – NSND Văn Giỏi kiến nghị.

Không nên xử lý máy móc

Theo ông Nguyễn Mạnh Quý, Phó Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ tại TP HCM, internet ngoài lợi thế giúp các sản phẩm âm nhạc, nghệ thuật phát triển còn kéo theo nhiều hệ lụy. Việc các sản phẩm âm nhạc được đăng tải tràn lan trên internet đồng nghĩa phát sinh các vấn đề về bản quyền tác giả, lâu nay đã không còn được kiểm soát chặt chẽ. Do hiện tượng “đạo nhạc”, “ăn cắp tác phẩm” trên internet trong thời gian dài cùng với việc sử dụng bài bản cải lương, giai điệu âm hưởng dân ca dễ dàng và làm tổn thương người làm nghệ thuật chân chính nên buộc các nền tảng số phải áp dụng những chính sách siết chặt vấn đề bản quyền của mình. Tuy nhiên, để xác định một sản phẩm có vi phạm bản quyền hay không, nhà mạng không chỉ căn cứ từ báo cáo của một phía.

Theo ca sĩ Yến Quỳnh, bài hát của cô đã được đăng ký chứng nhận bản quyền nên mới được phát hành.

Luật sư Nguyễn Văn Mót, Đoàn Luật sư TP HCM, cho rằng: “Các bài bản nhạc tài tử, nghệ thuật cải lương là tài sản chung, không ai có quyền sở hữu riêng. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải làm ngay việc hệ thống lại, cung cấp cho YouTube để họ nắm rõ”.

Theo NSND – đạo diễn Trần Ngọc Giàu, Chủ tịch Hội Sân khấu TP HCM, để giải quyết việc này, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Cục Nghệ thuật Biểu diễn cần hệ thống một cách chính xác bằng văn bản các bài bản đờn ca tài tử, cải lương gửi đến YouTube để xác định phần âm nhạc được sáng tác dựa theo đúng khuôn mẫu của những bài bản đờn ca tài tử, cải lương không thuộc sở hữu bản quyền của cá nhân nào.

Việc Cục Bản quyền tác giả có cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền cho cá nhân về những bản nhạc tài tử, cải lương đã thành tài sản chung như trường hợp ca sĩ Yến Quỳnh nói hay không, chúng tôi sẽ làm rõ trong số báo tới.

Phải khai thác đúng luật

Ông Nguyễn Mạnh Quý cho biết Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) vừa có thông báo về việc khai thác, phân phối quyền tác giả trên YouTube, Facebook. Đây được xem là một bước tiến nhằm tháo gỡ những bất cập trong việc quản lý bản quyền âm nhạc ở thời kỳ công nghệ số. “Về âm nhạc trong kho tàng đờn ca tài tử Nam Bộ và sân khấu cải lương, rất cần kiến nghị kịp thời của các cơ quan có thẩm quyền của ngành sân khấu, để sớm đàm phán với YouTube, Facebook trong việc khai thác đúng luật” – ông Quý nói.

Thanh Hiệp

Đánh giá bài viết
Continue Reading
ShareTweetShare
Previous Post

Hát chầu, cúng đình bết bát vì dịch Covid-19

Next Post

NSƯT Quế Trân nghẹn ngào nhìn lại di ảnh xưa của gia tộc

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Ảnh 2.
Tin tức

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III

08/04/2022
0
7

(CLV) - Tối 7-4, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, phối hợp UBND thành phố Cần Thơ đã...

Read more
Mai Vàng nhân ái thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến

08/04/2022
2
NSƯT Vũ Linh: Tôi mãi là người đưa đò - Ảnh 1.

NSƯT Vũ Linh: “Tôi mãi là người đưa đò”

16/02/2022
26
Cần đưa Đờn ca tài tử - Cải lương vào lộ trình du lịch của các địa phương (ảnh minh họa)

Đẩy mạnh triển khai Chiến lược Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026: Đờn ca tài tử – Cải lương “dấn thân” vào văn hóa nước bạn

11/02/2022
22
Một vở cải lương do các học viên khóa "Đào tạo khán giả cải lương" dàn dựng.

Níu người trẻ trở lại với cải lương

10/02/2022
35
Next Post

NSƯT Quế Trân nghẹn ngào nhìn lại di ảnh xưa của gia tộc

Rời phim trường đột ngột, nghệ sĩ Thanh Hằng nhập viện

Đạo diễn - NSND Huỳnh Nga qua đời

  • Trending
  • Comments
  • Latest
Cải lương hồ quảng Châu Du Đại Soái

Châu Du Đại Soái

14/09/2021
Nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh nguyện dành phần đời còn lại cho Phật Pháp

Nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh nguyện dành phần đời còn lại cho Phật Pháp

21/07/2021
Lưu giữ nghệ thuật truyền thống qua artbook song ngữ ảnh 1

Lưu giữ nghệ thuật truyền thống qua artbook song ngữ

05/10/2021
NSƯT Phượng Hằng, nghệ sĩ Châu Thanh tại chương trình Dấu ấn huyền thoại - Ảnh 2.

NSƯT Phượng Hằng: Đỉnh cao của phụ nữ là gia đình

06/08/2021
Cố NSƯT Phương Quang.

Cố nghệ sĩ Phương Quang – ‘ông vua’ hiền hậu của làng sân khấu

0
NS Bạch Mai, Bo Bo Hoàng, Thanh Thế, Thanh Hoàng trong vở "Chung Vô Diệm"

Sau mổ tim, Thanh Thế tái xuất vai Đào Tam Xuân

0
Luật ngầm ở showbiz Việt: Những ràng buộc phức tạp - Ảnh 2.

Luật ngầm ở showbiz Việt: Những ràng buộc phức tạp

0
NSƯT Vũ Linh kể về thời đỉnh cao đi hát. ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH

NSƯT Vũ Linh: Tôi từng hát cho 12.000 người, ngồi đếm cát sê từ trưa đến chiều

0
Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Ảnh 2.

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III

08/04/2022
Mai Vàng nhân ái thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến

08/04/2022
NSƯT Vũ Linh: Tôi mãi là người đưa đò - Ảnh 1.

NSƯT Vũ Linh: “Tôi mãi là người đưa đò”

16/02/2022
Cần đưa Đờn ca tài tử - Cải lương vào lộ trình du lịch của các địa phương (ảnh minh họa)

Đẩy mạnh triển khai Chiến lược Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026: Đờn ca tài tử – Cải lương “dấn thân” vào văn hóa nước bạn

11/02/2022

Recent News

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Ảnh 2.

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III

08/04/2022
7
Mai Vàng nhân ái thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến

08/04/2022
2
NSƯT Vũ Linh: Tôi mãi là người đưa đò - Ảnh 1.

NSƯT Vũ Linh: “Tôi mãi là người đưa đò”

16/02/2022
26
Cần đưa Đờn ca tài tử - Cải lương vào lộ trình du lịch của các địa phương (ảnh minh họa)

Đẩy mạnh triển khai Chiến lược Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026: Đờn ca tài tử – Cải lương “dấn thân” vào văn hóa nước bạn

11/02/2022
22

Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long, nhạc xưa cổ

Follow Us

Chuyên mục

  • Cải lương hồ quảng
  • Cải lương phật giáo
  • Cải lương tuồng cổ
  • Cải lương xã hội
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Liveshow cải lương
  • Tân cổ giao duyên
  • Tin tức
  • Trích đoạn cải lương

Recent News

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Ảnh 2.

Rực rỡ, dạt dào cảm xúc với đêm khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III

08/04/2022
Mai Vàng nhân ái thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến

08/04/2022
  • Privacy & Policy
  • Liên hệ

© 2021 Cải lương Việt - Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Xã hội
  • Trích đoạn
  • Tân cổ
  • Liveshow
  • Tuồng cổ
  • Phật giáo

© 2021 Cải lương Việt - Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

Add New Playlist