Đạo diễn Lê Nguyên Đạt luôn đau đáu làm sao để giữ lại và phát triển giá trị truyền thống của sân khấu cải lương. Khắp đất...
“Ông Ba bắt rắn” và vợ kể chuyện “Đoàn Cải lương Nam Bộ”
Là thành viên của Đoàn Cải lương Nam Bộ – một đơn vị nghệ thuật đã lưu dấu ấn đẹp trên đất Bắc với nhiều thành tựu nghệ thuật, nhà giáo ưu tú Mạnh Dung và NSƯT Thanh Dậu đã có một buổi giao lưu với diễn viên trẻ rất ấn tượng.
Sáng 11-9, nhà giáo ưu tú Mạnh Dung – người nghệ sĩ đã tạc dấu ấn đậm nét qua vai diễn “ông Ba bắt rắn” trong phim “Đất Phương Nam” và vợ là NSƯT Thanh Dậu – chị ruột của NSND Thanh Vy (“Nàng Xê Đa”) – đã có buổi giao lưu với 16 diễn viên trẻ của Sân khấu “Xóm Kịch”.
Cả hai đã cùng với các diễn viên trẻ tham quan Nhà Truyền thống của Nhà hát Trần Hữu Trang, nói chuyện về những kỷ vật, tài liệu, hình ảnh lưu trữ của Đoàn cải lương Nam Bộ.
Diễn viên trẻ đã say mê khi nghe hai nghệ sĩ kể về các vai diễn, quá trình lao động nghệ thuật hơn 50 năm từ sân khấu cải lương đến kịch nói và hiện nay là tham gia đóng phim.
NSƯT Thanh Dậu chia sẻ, đoàn cải lương Nam Bộ là nơi tập trung nhiều soạn giả, đạo diễn, họa sĩ, diễn viên giỏi nghề và nhiệt tâm. Góp công sức trong quá trình hình thành và phát triển bộ môn nghệ thuật cải lương Nam Bộ là các nghệ sĩ như: Hoàng Việt, Ngọc Bạch, Tám Danh, Ba Du, Thanh Nha, Hoàng Sa, Hoàng Ba, Ngọc Thạch, Phan Vũ, Can Trường, Quốc Hương, Xuân Mai, Quang Hải…
Có thể nói những tên tuổi này là kim chỉ nam cho thế hệ trẻ hôm nay noi bước, làm tốt công tác đào tạo, biểu diễn và định hướng thẩm mỹ công chúng thông qua những tác phẩm mới.
“Tôi mong rằng qua buổi giao lưu này, các em sẽ được truyền lửa đam mê, càng thêm yêu nghề và cố gắng học tập, trau dồi chuyên môn thật tốt” – NSƯT Thanh Dậu nhấn mạnh.
Các diễn viên trẻ đã cùng hai nghệ sĩ gạo cội xem lại những hình ảnh, kỷ vật của đoàn, của các nghệ sĩ, thầy cô đi trước được trưng bày tại Nhà Truyền thống.
“Các diễn viên trẻ đã học được nhiều bài học quý, thông qua những trang sử hào hùng của Đoàn cải lương Nam Bộ được giới thiệu tại Nhà Truyền thống đã hun đúc thêm nhiều chất liệu để chúng tôi dấn thân vào nghề và rèn luyện đạo đức như lời thầy cô đã dạy” – diễn viên Quốc Minh cho biết.
Từ buổi giao lưu ý nghĩa này, nhà giáo ưu tú Mạnh Dung đã tâm sự, nếu không xây dựng kịp thời Nhà Truyền thống để lưu lại hình ảnh, kỷ vật và thực hiện các phóng sự, chân dung về các nghệ sĩ đã dày công xây dựng chiếc nôi nghệ thuật này thì sẽ là một thiếu sót lớn trong công tác tuyên truyền, giữ gìn truyền thống lịch sử phát triển của sân khấu cải lương.
Song song đó là tổ chức giao lưu, sinh hoạt chuyên đề để diễn viên, khán giả trẻ tìm hiểu và trân quý những cống hiến to lớn của thế hệ nghệ sĩ đi trước. “Nhà Truyền thống của Nhà hát Trần Hữu Trang đã là một điểm đến sinh hoạt văn hóa nghệ thuật rất hữu ích” – NSƯT Thanh Dậu nói.
Đoàn cải lương Nam Bộ được hợp thành từ những thành viên của đoàn văn công và kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ gồm: Đoàn Văn công liên khu miền Đông; Đoàn văn công Ngũ Yến; Đoàn “Mạ xanh lúa vàng” tỉnh Mỹ Tho; Đoàn Cửu Long Giang miền Tây Nam Bộ.
Cuối năm 1954, các đoàn văn công toàn Nam bộ tập kết ra miền Bắc theo quy định của Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Đông Dương (ký ngày 20-5-1954), để tham dự Đại hội Văn công toàn quốc lần thứ nhất, từ sự kiện này, Đoàn Văn công Nam Bộ được thành lập. Đại hội diễn ra tại Hà Nội vào cuối tháng 12-1954 đến tháng 1-1955.
Sau đại hội, đoàn Văn Đông Nam Bộ tách ra thành 2 đoàn: Đoàn Văn công Nhân dân Nam Bộ và Đoàn Văn công Quân đội Nam Bộ. Từ tháng 3 đến tháng 5-1955 cùng các đoàn: Ca múa Trung ương, Kịch nói Trung ương và đoàn Văn công quân đội Triều Tiên.
Hai đoàn Văn công Nhân dân Nam Bộ và Quân đội Nam Bộ trở vào phục vụ chuyển quân tập kết của Liên khu V tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi. Để tăng cường cho chương trình biểu diễn, đoàn dàn dựng kịch bản “Lửa cháy lên rồi” của tác giả Phan Vũ và công diễn tại Hải Phòng.
Cuối năm 1955, đoàn diễn phục vụ khán giả thủ đô và các đơn vị bộ đội, trong đó có trường sĩ quan ở Sơn Tây. Thời gian này, vở kịch nói “Máu thắm đồng Nọc Nạn” lên sàn tập. Hiện nay, Nhà hát Trần Hữu Trang và một số nghệ sĩ của Đoàn cải lương Nam Bộ đang thực hiện bộ phim tư liệu về quá trình hình thành và phát triển của đơn vị nghệ thuật này, nhằm quảng bá sâu rộng hơn những trang sử hào hùng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa.
Dưới đây là một số hình ảnh của buổi giao lưu tại Nhà hát Trần Hữu Trang với Nhà giáo ưu tú Mạnh Dung và NSƯT Thanh Dậu:
(CLV) – Thay vì biểu diễn tấu hài, Câu lạc bộ “Kể chuyện Bác Ba Phi” ở Cà Mau còn lên kế hoạch chuyển sang hình thức cải lương...
Bài viết khác
Bình luận
Bài viết nổi bật
-
Tây Thiên Vũ Khúc
26/05/2023.130223 -
30 nghệ sĩ nổi tiếng tham gia MV ca cổ “Sài Gòn, ngày vui trở lại” của NSƯT Hữu Quốc
11/09/2021.98791 -
Vũ Luân: 2 lần định kết hôn bất thành và cuộc sống độc thân tuổi 51
10/07/2023.95586 -
Phương Cẩm Ngọc đạt nhất tuần đầu tiên Sao Nối Ngôi mùa 4
04/04/2019.94028
Để lại một bình luận