(CLV) – Theo các nhà chuyên môn, nhà nước cần có chính sách đãi ngộ hợp lý để cải lương tuồng cổ về đề tài sử Việt phát huy...
Tọa đàm “Sân khấu Cải lương TP HCM, 1975 – 2025”: Cải tiến để cải lương phát triển
(CLV) – Trong không khí trao đổi cởi mở, chân thành, các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ và các nhà lý luận phê bình, báo chí đã tập trung mổ xẻ nhiều vấn đề cần cải tiến để cải lương sàn diễn phát triển và có định hướng.
Sáng 15-7, Hội Sân khấu TPHCM tổ chức Tọa đàm “Sân khấu Cải lương TP HCM, 1975 – 2025”, với sự tham dự của NSND Trần Ngọc Giàu, NSND Trần Minh Ngọc, PGS TS Huỳnh Quốc Thắng, Tiến sĩ Lê Hồng Phước, Tiến sĩ Võ Thị Yến, NSƯT Lê Thiện, NSƯT Ca Lê Hồng, NSƯT Hồ Văn Thành, đạo diễn Thanh Hạp, soạn giả Đức Hiền, Hoàng Song Việt và các đạo diễn, tác giả, các nhà nghiên cứu cải lương, đạo diễn, CLB Phóng viên Sân khấu, Ban Lý luận phê bình…
Tất cả đều dồn tâm huyết cho việc hướng đến những vấn đề lý luận nhằm cải tiến sàn diễn cải lương hiện nay trên địa bàn TP HCM.
Tọa đàm được tổ chức nhằm thống nhất cấu trúc thực hiện việc biên tập, in và phát hành sách biên khảo – cuốn thứ 2 do Hội Sân khấu TP HCM chủ biên thực hiện, nhằm chào mừng sự kiện trọng đại, đó là kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025).
Có 18 tham luận của 12 tác giả đã khẳng định lại những giá trị quý báu mà sân khấu cải lương giai đoạn 1975 đến nay đã đạt được, từ các khâu quan trọng làm nên tác phẩm: tác giả, đạo diễn, diễn viên và cả công tác đào tạo, phát thanh truyền hình, video cải lương trong giai đoạn sau 1975.
Các tham luận đã xoáy sâu vào vấn đề nghệ thuật biểu diễn cải lương và phong cách trình diễn của đội ngũ nghệ sĩ sân khấu từ sau 1975 đến nay, để có thể đúc kết góc nhìn mang tính lý luận về khuynh hướng sáng tác, hình thức dàn dựng và những yếu tố tạo cho sân khấu cải lương sức hấp dẫn, mà có thể nói 10 năm đầu sau ngày đất nước thống nhất, sàn diễn cải lương tại TP HCM có đến 22 đơn vị nghệ thuật hoạt động, đa dạng về đề tài, phong cách, tạo nên thời kỳ hoàng kim rực rỡ, sau đó là sự hình thành của giải thưởng Trần Hữu Trang (1991-2012).
Các nhà nghiên cứu, các nghệ sĩ đã nhắc lại một thời kỳ nghệ thuật cải lương được cách tân từ đội ngũ đạo diễn được học từ các nền sân khấu đông âu, mang hình thức mới về phát triển nghệ thuật cải lương một cách mạnh mẽ.
Chính nỗ lực đổi mới từ mọi khâu của giai đoạn này đã lan tỏa vào trong đời sống nhân dân, tạo dấu ấn đặc biệt bằng sự góp mặt hoạt động của 22 đơn vị nghệ thuật nổi tiếng, đào tạo một thế hệ nghệ sĩ tài năng cho sân khấu cải lương.
Một loạt bài tham luận như: “Sân khấu cải lương TP HCM sau năm 1975 đến nay: Nguyên nhân khủng hoảng và những vấn đề đặt ra”; “Sân khấu cải lương TP HCM sống trong một đất nước hòa bình, độc lập”; “Đặc điểm cơ bản của cải lương TP HCM giai đoạn 1975 – 1990”; “Tác giả và khuynh hướng sáng tác kịch bản sân khẩu cải lương Nam Bộ từ năm 1975 đến nay”; “Một số suy nghĩ về cải lương giai đoạn sau 1975 đến nay” được trình bày tại tọa đàm.
“Nghệ thuật sân khấu cải lương TP HCM từ năm 1975 đến nay cải lương và công chúng hôm nay”; “Cải lương trên sóng truyền hình HTV từ 1975 đến nay?”; “Cải lương trên màn ảnh nhỏ đã quảng bá cho sàn diễn cải lương: Ưu thế và hạn chế đặt ra đối với cải lương lịch”; “Cải lương đề tài lịch sử 6 dạng hư cấu thường gặp”; “Đời sống lý luận phê bình giai đoạn 1975 đến nay về sân khấu cải lương”; “Quá nhiều cuộc thi nhưng đời sống sân khấu cải lương như thế nào”; “Từ giải Thanh Tâm đến giải Trần Hữu Trang”; “Sự ra đời của video cải lương và những hệ quả”….
Tọa đàm đã tổ chức được nhiều ý kiến đóng góp sâu sắc, đưa ra nhiều giải pháp để chấn chỉnh sàn diễn cải lương.
NSND Trần Ngọc Giàu – Chủ tịch Hội Sân khấu TP HCM nhấn mạnh: “Vấn đề đặt ra của tọa đàm là cấu trúc thật chặt chẽ nội dung quyển sách, trong đó đi sâu vào mặt lý luận. Ban biên tập đã được Hội thành lập, sẽ tổ chức thành những tiểu ban, phân bố một cách khoa học để các trưởng tiểu ban gồm các nhà nghiên cứu, nhà báo, tác giả, đạo diễn phụ trách. Chúng ta phải nhìn lại một giai đoạn phát triển rực rỡ của sân khấu cải lương để đưa ra được nguyên nhân vì sao cải lương sàn diễn hôm nay gặp khó khăn, từ đó tìm ra các giải pháp, cách thức thử nghiệm cho đời sống cải lương hôm nay. Đồng thời có những đề xuất, tham mưu để UBND TP HCM xác định mục tiêu cho hướng đi tiếp theo của sân khấu cải lương TP HCM sau 50 năm thống nhất đất nước…”.
(CLV) – Đầu năm 2023 đến nay, sàn diễn cải lương tuồng cổ tại TP HCM liên tục sáng đèn nhưng để duy trì các suất diễn về đề...
(CLV) – Kịch bản về sử Việt trong cải lương tuồng cổ luôn truyền tải những thông điệp nhân văn, đầy tính giáo dục đến với công chúng nhưng...
Bài viết khác
Bình luận
Bài viết nổi bật
-
Tây Thiên Vũ Khúc
26/05/2023.126207 -
30 nghệ sĩ nổi tiếng tham gia MV ca cổ “Sài Gòn, ngày vui trở lại” của NSƯT Hữu Quốc
11/09/2021.98750 -
Vũ Luân: 2 lần định kết hôn bất thành và cuộc sống độc thân tuổi 51
10/07/2023.95534 -
Phương Cẩm Ngọc đạt nhất tuần đầu tiên Sao Nối Ngôi mùa 4
04/04/2019.93963
Trả lời