Nghệ sĩ tiếc thương "vua Riêm" Phương Quang

Nghệ sĩ tiếc thương "vua Riêm" Phương Quang

Chưa phân loại
14/07/2018
554 Lượt xem

Sáng 14-7, đông đảo nghệ sĩ đồng nghiệp đã đến thắp hương tiễn biệt NSƯT Phương Quang. Tất cả đều bày tỏ tấm lòng kính trọng tài năng và nhân cách sống của ông.

NSND Bạch Tuyết và NSƯT Thanh Vy đến chia buồn

NSND Bạch Tuyết và NSƯT Thanh Vy đến chia buồn


NSND Lệ Thủy xúc động nhắc lại: “Năm 1975, khi đất nước mới thống nhất, tôi và anh Phương Quang đầu quân về đoàn cải lương Sài Gòn 2. Lúc đó, chúng tôi có mặt trong hai vở diễn nổi tiếng, được khán giả yêu mến, diễn đến hàng trăm suất, đó là “Ánh lửa rừng khuya” và “Lỡ bước sang ngang”.
Năm 1976, hai chúng tôi được điều về Đoàn văn công TP HCM, niềm vui mừng lúc đó rất lớn vì không phải diễn viên nào cũng được về diễn tại đoàn hát quy tụ lực lượng hùng mạnh, nên tôi còn nhớ mãi hình ảnh anh Diệp Lang dặn dò hai chúng tôi phải ráng nỗ lực hơn để chứng minh mình là nghệ sĩ của đoàn Sài Gòn 2. Khi chúng tôi về đoàn, tập ngay vở “Cây sầu riêng trổ bông” để chuẩn bị phục vụ Đại hội Đảng lần thứ 4 tại Hà Nội.
các nghệ sĩ tiếc thương "vua Riêm" Phương Quang

các nghệ sĩ tiếc thương “vua Riêm” Phương Quang


Anh Phương Quang đóng vai trung úy Ngọc, nhân vật phản diện nhưng rất được khán giả yêu thích. Sau đó, chúng tôi có thêm vở “Tiếng sóng Rạch Gầm”, rồi anh Phương Quang được điều về Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, lúc này mới có thêm vai “vua Riêm” trong vở “Nàng Xê Đa”.
37120714102101190035318101306225165327138816n 15315356179112066644728Nghệ sĩ Lệ Thủy cho biết khi được hỏi vì sao không làm thủ tục để xét duyệt danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, NS Phương Quang nói “mình sống trong lòng nhân dân, được nhân dân yêu mến là đủ”.
NSƯT Phương Quang trong ngày mừng thọ 90 tuổi của soạn giả Viễn Châu và GS-TS Trần Văn Khê do chương trình "Làn điệu phương nam" tổ chức tại Nhà hát TP

NSƯT Phương Quang trong ngày mừng thọ 90 tuổi của soạn giả Viễn Châu và GS-TS Trần Văn Khê do chương trình “Làn điệu phương nam” tổ chức tại Nhà hát TP


Đến thắp hương và chia buồn với gia đình NSƯT Phương Quang, “nàng Xê Đa” NSƯT Thanh Vy đã khóc: “Hơn 1.500 suất diễn có biết bao nhiêu tình cảm của công chúng, của chúng tôi quyện chặt vào nhân vật. Có ngày diễn 3 suất, mệt nhưng ánh mắt hạnh phúc của anh Phương Quang dành cho tất cả anh em trong đoàn hát như lời tri ân. Sau này cùng đi chấm thi giải Trần Hữu Trang, chúng tôi lại ngồi cạnh bên nhau, các thí sinh và bà con khán giả cứ gặp trên đường phố ở tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang… đều gọi “Xê Đa” kìa, “vua Riêm” kìa…, chúng tôi vô cùng xúc động”.
NS Phượng Liên và NSƯT Phương Quang cùng đoạt HCV Thanh Tâm 1966

NS Phượng Liên và NSƯT Phương Quang cùng đoạt HCV Thanh Tâm 1966


NSƯT Vũ Luân từ Mỹ về Việt Nam để chuẩn bị tham gia biểu diễn các chương trình xã hội hóa, anh đã khóc: “Tôi xem chú như một người cha trong nghề. Chú sống chân thành, hòa đồng. Trong cách ca diễn, chú luôn thể hiện sự khẳng khái trong cách thoại nên hầu hết các vai diễn của chú, cách thoại rất sâu sắc, toát lên những rung động chân thành. Còn giọng ca thì chắc nhịp, trầm ấm, độ vang rền khi cất câu vọng cổ làm khán giả phải mê đắm. Tôi học hỏi ở chú rất nhiều, tôi mê nhất khi xem chú diễn vai người cậu trong vở “Tần Nương Thất”, có một chút ngông cuồng khi yêu say đắm cô Tần; có một chút hèn nhát, ích kỷ của một tình yêu đầy toan tính. Vai diễn đó vừa làm khán giả thương, vừa làm khán giả ghét. Còn bài vọng cổ, thì sau thành tựu để đời của “Đệ nhất danh ca” Út Trà Ôn, chú là người tiếp nối, làm cho bài ca cổ “Tình anh bán chiếu” của NSND Viễn Châu sống mãi theo thời gian”.
NSƯT Phương Quang và vợ

NSƯT Phương Quang và vợ


NSƯT Minh Vương nói về vai diễn để đời của NSƯT Phương Quang: “Ngay từ cảnh đầu, khi vua Riêm còn là hoàng tử mới gặp Xê-Đa, một mối tình thơ mộng, anh Phương Quang ca diễn rất trữ tình và bản lĩnh. Từ khẩu khí ca ngâm, ân giọng hùng hồn của một hoàng tử cứng cõi, ánh mắt nhìn bọn hoạn quan như nảy lửa và động tác tay gồng lên để thể hiện ý trí như muốn đánh bẹp tất cả… Vua Riêm của anh Phương Quang lúc này là một người hùng”.
“Tất cả các nghệ sĩ đến viếng đều công nhận trong những nghệ sĩ ca ngâm có làn hơi và kỹ thuật giống NSND Út Trà Ôn, người kế thừa đó là NSƯT Phương Quang. Nhưng anh ấy đã có nhiều sáng tạo để thoát khỏi cái bóng quá lớn của thần tượng và tìm cho mình một lối đi riêng. Tôi cùng đoạt HCV giải Thanh Tâm năm 1966 trên sân khấu Kim Chưởng. Quá nhiều kỷ niệm với anh, một người nghệ sĩ hiền, sống điềm đạm, thương yêu vợ con và xem sàn diễn là thánh đường thiêng liêng, nên khi bước lên sân khấu anh lúc nào cũng nghiêm túc, không bê trễ” – NS Phượng Liên nhắc lại trong niềm xúc động.
Vai diễn “vua Riêm” của NSƯT Phương Quang vốn được ông thiết kế nhiều cách ca vọng cổ, kế đó là tạc vào trí nhớ khán giả cách sáng tạo trong diễn xuất, để sau đó ông lột tả thành công hàng trăm vai diễn, tính cách khác nhau, làm giàu thêm cho sân khấu cải lương. “Vua Riêm” là vai diễn đi vào huyền thoại trong thời kỳ vàng son của sân khấu cải lương và ông luôn biến niềm tự hào đó thành bài học trao truyền cho thế hệ trẻ.
NSƯT Phương Quang và Thanh Vy trong vở "Nàng Xê Đa"

NSƯT Phương Quang và Thanh Vy trong vở “Nàng Xê Đa”

Thanh Hiệp


Đánh giá bài viết

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *